Da danh mat tinh yeu
         

Valentine:

Gửi những ai đã đánh mất tình yêu
(Dân trí) - Có lẽ Thượng Đế cho ta chọn lầm người trước khi chọn đúng người, để khi cánh cửa tình yêu khép lại, ta cảm nhận được cái lớn lao, cao cả, vĩ đại của tình yêu.

Tình yêu bắt đầu bằng một bông hoa, đơm hoa kết trái bằng một nụ hôn, và kết thúc bằng một giọt nước mắt. Dẫu cho đó là những giọt nước mắt hạnh phúc hay xót xa đau khổ, thì sự thực, tình yêu đã để lại cho chúng ta nhiều kỹ niệm đẹp!...

Chúc cho những ai đã phải nếm trải những đau khổ, mất mát khi mất đi tình yêu của mình sẽ tìm được một nửa của đời mình trong dịp Valentine này!

Em hãy ra đi vì người đó cũng cần em

Tình yêu không còn, nụ cười trên môi em cũng tắt.

Em hãy ra đi và đừng nuối tiếc chi.   

Kỹ niệm đã xa anh cũng chẳng mong gì.

Chỉ xin em hãy giữ tiếng yêu ngày đó.

Điều quý giá giờ chỉ là mây gió,

Thoáng trên môi và tan biến xa xăm.

Nếu bên anh em chẳng phút nghẹn lòng,

Thì em hãy ra đi tìm lẽ sống.

 

Hạnh phúc đến khi em bên người ấy,

Anh sẽ buồn nhưng chẳng khóc đâu em.

Mổi tiếng yêu anh giữ tấm chân tình,

Anh đã hiểu, khi đôi mình tan vỡ.

Em yêu hỡi, trái tim kia cũng lỡ,

Đã yêu em và cũng rất cần em.

Em hãy đến bên người kia em nhé!

Anh vẫn cười dù xa vắng đời em.       

Uông Ngọc Tân

8 bình luận:
ducthangpolice
(2/13/2011 2:26:00 PM)
Bài thơ hay thật. Mình cũng mất đi người mình iu rồi, nhưng cũng không thấy bùn nữa vì người ấy không cần mình nữa. Là con trai thì phải mạnh mẽ, phải cứng rắn. Cuộc đời người ta đôi khi phải có vấp ngã, chông gai thì mới đẹp chứ. Chúc cho những cặp đôi trong ngày VLT hạnh phúc và ấm áp. Chúc mọi người có 1 ngày lễ sẽ mãi là 1 kỷ niệm đẹp! Thân!
Lê Chân Thiện Tâm
(2/13/2011 2:06:00 PM)
Phù hợp tâm trạng mình thật!
nguyễn văn đức
(2/13/2011 1:39:00 PM)
Ngày Valentine đã đến, có lẽ mình quen với cảm giác không hồi hộp và vắt óc ra suy nghĩ nên tặng nàng món quà gì đặc biệt. Bởi 26 mùa xuân trôi qua chưa bao giờ mình được trải qua cảm giác thế nào là yêu và được yêu. Chúc cho những đôi tình nhân có 1 ngày Valentine vui vẻ và hạnh phúc, và các bạn hãy cố gắng giữ gìn những kỷ niệm đẹp này

tien
(2/13/2011 12:49:00 PM)
That la lang man. Chat tho cua ban hay day, minh cung rat thich lam tho ve tinh yeu.

Hong
(2/13/2011 12:38:00 PM)
Xin lỗi nhé!

votinh121081
(2/13/2011 10:33:00 AM)
Good! Bai tho hay, that la dung tam trang!

Nguoi dau kho
(2/13/2011 10:11:00 AM)
Tình yêu thật diệu kì nhưng cũng đầy cay đắng. Tình yêu của tôi dành cho người tôi yêu là quá nhiều. Khi tôi ra nước ngoài học tập, em nằm trên chiếc giường của 2 đứa nhớ lại hơi ấm của tôi và òa khóc. Sự thương nhớ, mất mát đã làm em nổi điên lên trên chính chiếc giường đó, em không chấp nhận sự thật tôi đang cố gắng đi học vì em và tương lai. Chỉ 2 tháng sau khi tôi đi, em đã sa ngã vào vòng tay người khác. Em đến nhà người ta, ngộ nhận tình cảm của chính em, để rồi sau 2 tháng sau em nhận ra mình đã sai lầm. Em nhục nhã, xấu hổ bao nhiêu khi hàng đêm tôi vẫn gọi điện về Việt Nam thăm nom em, nhớ nhung em, em dấu diếm tôi cho đến khi tôi về nước. Em vẫn ngọt ngào, vẫn xinh đẹp như xưa nhưng trong mắt em tôi thấy có cái gì đó khang khác, tôi gặng hỏi, bực tức nhưng em dấu. Cuối cùng thì đến lúc 3 người gặp nhau, người kia và tôi đã nói chuyện rất nhiều. Người kia coi em không ra gì cả vì em đã làm tổn thương cả người ta và tôi. Em không xin tôi tha thứ, em biết em sai và chịu mọi điều sẽ xảy đến. Em nói em yêu tôi, em muốn giữ tôi, em chấm dứt quan hệ đấy lâu rồi, em không muốn tôi biết. Liệu tôi có thể tin em được không, tôi đang dằn vặt, đang đau đớn, Tôi có nên tha thứ cho em? Ngày Valentine này có lẽ là Valentine buồn nhất, khi cả 2 vẫn ở bên nhau nhưng trái tim tôi đã bị tổn thương rất nhiều. Có thể lỗi ở tôi khi tôi quyết tâm ra đi đi học để em ở lại một mình, nhưng em không giữ được mình, không nghĩ đến tôi khi ở bên người khác, vậy có chấp nhận được không. Trong người tôi chỉ toàn những suy nghĩ dày vò và giằng xé, tôi đã dự định cưới em vậy mà giờ đây dự định ấy tôi đau khổ dìm xuống. Các bạn hãy cho tôi một lời khuyên chân thành! Tình yêu 4 năm với bao kỉ niệm, khổ cực cùng nhau, chăm sóc nhau. Giờ đây tôi trống trải và mất niềm vào cuộc sống. (Người đàn ông đau khổ).

mai hoang
(2/13/2011 8:57:00 AM)
Đời có nhiều nỗi buồn mà tại sao nỗi buồn này cứ day dứt mãi.

14:01 | 14/02/2011   http://www.tienphong.vn/Phong-Su/527756/Buc-thu-tinh-cua-tu-tu-mang-an-giet-vo.html
Bức thư tình của tử tù mang án giết vợ

TP - Tử tù Nguyễn Khắc Lâm ở trại tạm giam tỉnh Nghệ An đọc thư tình gửi người vợ bị mình đâm chết. Gã tâm sự: “Gần đến ngày Valentine, em đang viết thư tình cho vợ, hy vọng ở thế giới bên kia, cô ấy hiểu…”.

Tử tù Nguyễn Khắc Lâm kể về tội ác của mình
Tử tù Nguyễn Khắc Lâm kể về tội ác của mình.
Bán nhà đi tìm vợ

Gương mặt Nguyễn Khắc Lâm bớt u ám khi kể về những ngày tháng hạnh phúc ngắn ngủi bên người vợ trẻ xinh đẹp. Hai vợ chồng làm ruộng ở xã Nam Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cuộc sống tuy đạm bạc nhưng luôn đầy ắp tiếng cười. Không cam phận nghèo, Lâm chuyển sang buôn trâu bò và sau đó lại làm nghề đồ tể. Kinh tế gia đình khấm khá hơn nhưng tình cảm của Nga - vợ Lâm - với chồng lại ngày càng nhạt nhẽo.

Một ngày đầu năm mới, Lâm đi chơi về thì thấy vợ đang nằm ngủ trên chiếu, xung quanh có ba người đàn ông say rượu ngáy như sấm. Lâm giật mình, nhưng biết vợ hay tổ chức chơi bài bạc ở nhà với đàn ông trong xóm nên lẳng lặng vào giường nằm ngủ. Đang ngủ thì bừng tỉnh dậy bởi bàn tay của một người đàn ông chụp vào ngực mình và gọi “Nga ơi”. Gã đàn ông đó nhầm Lâm với Nga.

Ngồi trong phòng biệt giam, Lâm nghĩ về đứa con gái sắp tới sẽ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Lâm nghĩ về người vợ mà khi vung dao lên đâm, Lâm vẫn rất yêu. Bây giờ vợ đã về thế giới bên kia, vẫn rất yêu, rất nhớ.

Lâm cay đắng nhận ra vợ mình đã có bồ, định vùng dậy vớ lấy con dao mổ lợn, nhưng kìm được bởi sợ kinh động đến … giấc ngủ của vợ. Lâm cuồng si vợ đến mức không bao giờ dám làm vợ phật ý hay buồn. Ngược lại, Nga ngày càng lạnh nhạt với chồng, có vẻ như sự chiều chuộng của Lâm cũng không thể nuôi dưỡng được tình yêu.

Một ngày sát Tết của năm 2006, vợ Lâm bỏ đi Nam với lời nhắn: “Đừng tìm em”.

Như chết đứng giữa nhà, Lâm ôm con gái 6 tuổi, cả hai bố con cùng khóc. Lâm lấy con dao mổ lợn, khắc vào đó hai chữ “Hận tình”.

Thế rồi, Lâm bế con quyết vào miền Nam tìm vợ dù Tết đang cận kề. Hôm ấy trời mưa, đường ngập, hai bố con Lâm phải đi bộ vượt qua mười mấy quả núi. Ướt sũng run rẩy trong cái lạnh cuối đông. Nhìn con gái đói rét, bàn tay nhỏ xíu cầm cái làn quần áo, Lâm bỗng nảy ra ý định hai bố con thuê thợ ảnh chụp một bức làm kỷ niệm. Bức ảnh ấy bây giờ Lâm vẫn giữ cùng cuốn nhật ký ghi lại hành trình tìm vợ đầy gian nan và ly kỳ.

Hai bố con Lâm bắt xe vào đến thành phố Vinh thì quay lại vì sực tỉnh: “Tay không có một dòng địa chỉ của vợ thì khác nào đáy biển mò kim”. Nhưng Lâm vẫn nuôi hy vọng vợ mình sẽ trở về. Nga về thật, với gương mặt lạnh như băng và một mực đòi ly dị. Lâm quỳ gối dưới chân vợ: “Xin đừng bỏ bố con anh. Cả gia đình mình sẽ vào Nam để làm lại từ đầu”. Nhưng vợ Lâm bảo: “Nga bây giờ không phải là Nga ngày xưa nữa”.

Gã tử tù nhìn xa xăm về chân trời xám lạnh, nói với tôi mà như nói với chính mình: “Tôi phải quỳ gối van xin vợ, vì tôi quá yêu cô ấy và không muốn gia đình đổ vỡ. Tôi đã nếm trải nỗi đau của đổ vỡ gia đình vì hồi tôi con nhỏ, bố mẹ tôi bỏ nhau, rồi bố đi lấy vợ, mẹ đi lấy chồng, tôi còn bất hạnh hơn cả kẻ mồ côi cha mẹ”.

Nhân lúc Lâm đi vắng, vợ đã đưa con gái vào Đắk Lắk. Ngôi nhà rộng của Lâm giờ vắng cả tiếng con thơ khiến gã đàn ông này như người mất hồn. Lâm quyết định bán ngôi nhà gỗ với giá 35 triệu đồng, tài sản đáng giá duy nhất còn lại, để lên đường tìm vợ con.

Con dao có hai chữ  “Hận tình” Lâm đã dùng để đâm chết vợ
Con dao có hai chữ “Hận tình” Lâm đã dùng để đâm chết vợ.

Tình yêu hóa hận thù

Xác định được huyện mà vợ đang sống, Lâm thuê xe ôm lùng sục từng khu nhà trọ tìm kiếm. Sau hai tháng trời lục tung gần như tất cả các khu nhà trọ và rẫy cà phê, tiền bán nhà đã cạn kiệt, hy vọng cũng gần cạn kiệt, cuối cùng Lâm tìm được… người tình của vợ.

“Tôi được người dân địa phương chỉ nhà người đàn ông đang sống với vợ tôi như vợ chồng. Tôi tìm đến và gặp anh ta. Đáng lẽ tôi phải đánh cho anh ta một trận, nhưng tôi lại xin anh ta hãy trả lại vợ con cho tôi. Anh ta hứa sẽ thuyết phục Nga quay về với tôi, nhưng sau đó lại đưa vợ con tôi trốn biệt. Tiền hết, tôi phải đi hái cà phê thuê để tiếp tục tìm kiếm vợ con nhưng rồi đành tuyệt vọng về quê”, tử tù Nguyễn Khắc Lâm kể.

"Bây giờ anh ngồi trong phòng biệt giam chờ ngày bị bắn. Anh mong ngày đó đến sớm vì anh không chịu đựng được cảm giác chính tay anh đã đâm chết em. Anh thật hèn. Bây giờ anh mới biết tình yêu không thể cầu xin mà có, không thể chịu nhục mà có, cũng không thể dùng đến dao…"

Về quê, trong những ngày buồn chán, Lâm có quan hệ “già nhân ngãi, non vợ chồng” với một người đàn bà khác nhưng vẫn không thể quên được Nga.

Một tháng sau, Lâm hay tin vợ đã đưa con gái về gửi cho người bà con ở huyện Anh Sơn. Lâm vội lên Anh Sơn đón con về. Nhìn con gái 6 tuổi đầu đã phải bỏ học, lăn lóc ra Bắc vào Nam trên những chuyến xe gió bụi, Lâm ứa nước mắt. “Con gái cần có bàn tay chăm sóc của mẹ”, nghĩ vậy, Lâm lại lên đường vào Nam tìm vợ một lần nữa. Tiền đã hết, Lâm bán nốt chiếc điện thoại di động được 300 ngàn, chỉ đủ lộ phí cho hai bố con vào đến Đắk Lắk. Vào đến nơi, Lâm đi hái cà phê thuê.

Có lúc bố con Lâm đã tìm được nhà, nhưng Nga cố tình trốn biệt và xóa mọi dấu vết. Một lần nữa, Lâm lại ôm con trở về quê.

Nhưng đến tháng 5-2009, Nga trở về đưa đơn ly dị. Lâm choáng váng. Ngày 5-8-2010, Lâm nhận giấy triệu tập của tòa án để xử ly hôn. Lâm đến nhà ngoại tìm vợ. Vợ nhìn Lâm bằng ánh mắt của người sắp thoát khỏi một cục nợ. Ánh mắt đó khiến cơn giận của Lâm bùng lên. Lâm về nhà tìm con dao có khắc chữ “Hận tình”.

Đúng ngày tòa gọi, Lâm mang dao và mấy bộ quần áo, ngồi ở bến đò Chanh chờ Nga. Thuyền vừa cập bến, Lâm xách dao đứng chắn trước mặt Nga và không nói một lời, rút dao đâm túi bụi. Nga chỉ kịp kêu: “Ối trời ơi” và gục xuống. Như một con thú, Lâm đâm chết luôn anh vợ cản đường mình. Vụ án làm kinh động cả vùng quê nghèo của huyện Anh Sơn. Sau đó, Lâm bị bắt và tòa kết án tử hình.

Thư tình đặc biệt

Kẻ tử tù ngồi trước mặt tôi, ủ rũ, nhợt nhạt. Gần một năm trong khám tử tù chờ ra trường bắn, không một ai đến thăm Lâm, theo Lâm, có thể họ ghê sợ tội ác của gã.

Tôi không ngờ một kẻ đã đâm chết vợ mình lại viết thư cho vợ nhân ngày Tình yêu Valentine. Khám tử tù không có giấy bút, Lâm viết thư bằng trí nhớ rồi tự đọc to lên.

Giọng vẫn ngượng ngùng, Lâm đọc cho tôi nghe bức thư tình đặc biệt này:

“Em thân yêu!

Ngay cả khi đâm chết em, ngay cả bây giờ anh vẫn yêu em.

Vì quá yêu em nên khi tòa gọi ra để xử ly dị, anh biết sắp mất em nên không thể làm chủ mình được nữa. Anh có thể chịu được nỗi nhục của thằng đàn ông bị vợ phản bội, anh chấp nhận van xin người tình của em, chấp nhận lang thang khắp nơi tìm em, nhưng không chấp nhận mất em.

Sao em lại bỏ anh và con ra đi? Đời anh chỉ mong được ngày nào cũng dậy sớm ngả một con lợn để cùng em mang ra chợ bán, hai vợ chồng dù vất vả mà có nhau.

Bây giờ anh ngồi trong phòng biệt giam chờ ngày bị bắn. Anh mong ngày đó đến sớm vì anh không chịu đựng được cảm giác chính tay anh đã đâm chết em. Anh thật hèn. Bây giờ anh mới biết tình yêu không thể cầu xin mà có, không thể chịu nhục mà có, cũng không thể dùng đến dao…”.

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Phùng Nguyên 
 

Chuyện tình của hoa hậu HIV

Lấy chồng ở tuổi 19, có hai con thì Huệ phát hiện mình và con nhỏ bị nhiễm HIV từ chồng. Gượng dậy sau nỗi đau, cô miệt mài bươn chải kiếm sống và đang hạnh phúc bên người yêu cũng là người có H.

Gương mặt hiền, xinh xắn với nụ cười thường trực trên môi, Trần Thị Huệ, người giành giải Nhất cuộc thi hoa hậu dành cho những người có H, dễ dành được thiện cảm của mọi người ngay từ lần đầu gặp mặt. Sau buổi làm, cô tất bật về đi chợ, nấu cơm cho cả gia đình và hướng dẫn các con học bài, luyện chữ.

Lớn lên ở vùng quê nghèo Lý Nhân (Hà Nam), cô gái tuổi Hợi ấy phải bươn chải kiếm sống từ nhỏ. Học hết lớp 9, Huệ ra Hà Nội làm thuê ở lò bánh mì. Tại đây, cô gặp và đem lòng yêu thương người thợ làm bánh hơn mình 10 tuổi. Hai người đã sớm làm đám cưới trong niềm hạnh phúc của gia đình hai họ.

Đứa con đầu lòng kháu khỉnh ra đời, Huệ chưa kịp mừng thì phát hiện con không có khả năng nghe, nói. Hai năm sau, cô sinh con thứ hai với hy vọng đứa bé sẽ lành lặn, mạnh khỏe. Nhưng niềm vui chẳng tày gang, khi cháu tròn 13 tháng, Huệ phát hiện mình đã bị lây HIV từ chồng, và đứa nhỏ cũng bị nhiễm từ mẹ.

"Thời điểm phát hiện là trước Tết Nguyên đán năm 2006 vài ngày. Suốt thời gian đó, mình đã đau khổ, vật vã và âm thầm chịu đựng, không dám mở lời với ai", chị tâm sự.

Sau bữa ăn tối, Huệ tranh thủ dạy các con học bài, luyện chữ. Ảnh: Hoàng Thùy.

Người mẹ trẻ cho hay, trước Tết năm đó khoảng 10 ngày, thấy chồng bị nấm khắp nơi cô đã ngờ ngợ. Mùng 4 Tết, một mình Huệ xuống Bệnh viện Phủ Lý để xét nghiệm máu. Bác sĩ nghi ngờ cô đã nhiễm HIV và dặn "về đưa chồng con xuống đây chị xét nghiệm cho".

Huệ về nói lại với chồng và ngay mùng 6 Tết, hai người đèo nhau lên Hà Nội. "Lúc đó bệnh viện vẫn chưa làm việc nên mình lên Hàng Bài làm xét nghiệm và bác sĩ cũng chỉ thông báo có nghi ngờ rồi cho giấy giới thiệu trở lại bệnh viện. Hai ngày sau vợ chồng mình lại lên Hà Nội làm xét nghiệm", cô buồn bã kể.

Bốn ngày chờ đợi kết quả xét nghiệm với Huệ dài như cả thế kỷ. Gặng hỏi chồng xem có nguy cơ nào để lây nhiễm HIV, anh chắc chắn là không có và điều này khiến cô yên tâm phần nào. "Khi nhận kết quả, bác sĩ tư vấn rất nhiều để tránh cho mình bị sốc. Thế nhưng, lúc biết dương tính với HIV, mình chỉ biết khóc, những lời tư vấn chẳng lọt được vào tai", Huệ kể tiếp.

Bước ra khỏi phòng, Huệ chạy một mạch ra cổng bệnh viện. Cô muốn đi thật xa để quên đi nỗi bất hạnh mà mình đang gánh chịu. Thế nhưng trong mớ hỗn độn của dòng suy nghĩ, Huệ chợt nhớ ra, mình còn hai con nhỏ, chúng sẽ thế nào nếu thiếu mẹ? Đứng khựng lại, lau vội dòng nước mắt, Huệ quay lại tìm chồng. Hai người lại đèo nhau về Hà Nam, suốt chặng đường không ai lên tiếng.

Huệ muốn giấu người thân trong gia đình để họ khỏi đau lòng, nhưng chồng cô đã chủ động kể với mọi người. "Sau đó anh đã uống thuốc ngủ tự tử nhưng được đưa đi cấp cứu", hoa hậu HIV ngậm ngùi kể.

Nghĩa là chỗ dựa tinh thần để hoa hậu vượt qua những ngày tháng cơ cực nhất và ngược lại. Ảnh: Hoàng Thùy.

Nghe bác sĩ nói HIV có thể điều trị bằng thuốc ARV, Huệ làm đơn xin cho chồng nhưng không được vì thời điểm này thuốc hiếm và đắt. Bác sĩ khuyên nên mua ngoài bởi chồng cô đã ở giai đoạn cuối. Huệ thắt ruột chạy khắp nơi làm lụng để nuôi chồng, nuôi con, từ bán bóng bay dạo, chạy chợ. Tiền kiếm được cô chỉ dám để một ít cho mình và con, số còn lại để mua thuốc cho chồng.

"Có tháng hết sạch tiền, mình phải xin bố mẹ, anh chị để có thể mua thuốc. Mình có thể không ăn, nhưng đang điều trị mà dừng thì vi rút HIV sẽ kháng thuốc hoặc chuyển sang một dạng khác, rất nguy hiểm", Huệ tâm sự.

Nghe nói trong TP HCM có tổ chức từ thiện bán thuốc ARV với giá rẻ, Huệ đưa chồng và con trai nhỏ vào sinh sống để tiện mua thuốc và tìm cơ hội xin thuốc miễn phí. Vừa đi bán bóng bay dạo, cô vừa làm thêm các việc lặt vặt. Được vài tháng thì không trụ nổi, cả gia đình lại gói ghém đồ đạc về quê.

Ông trời như trêu ngươi, một thời gian ngắn sau trong Nam lại thông báo chồng Huệ chuẩn bị được nhận thuốc miễn phí. "Nhưng lúc này anh ấy đã quyết định không uống thuốc nữa và sau hai năm thì qua đời", Huệ cho hay.

Gửi con cho bố mẹ, cô gái xinh đẹp truân chuyên ấy lại bôn ba ra Bắc, vào Nam làm đủ mọi nghề, từ phụ bếp, quản lý quán game đến đi chợ, bán bóng bay... Năm 2009, được biết có một khóa đào tạo thuyết trình viên cho người có H, Huệ đăng ký và may mắn được lựa chọn. Tại khóa học này, cô gặp Nguyễn Hồng Nghĩa - người là chỗ dựa tinh thần, là "một nửa không thể thiếu" của cô hiện nay.

Cô chia sẻ: "Lúc đầu mình gặp Nghĩa chẳng có ấn tượng gì. Mình còn xưng chị vì thấy Nghĩa rất trẻ. Nhưng nhờ lần keo kiệt của anh ấy mà bọn mình đã đến được với nhau".

Số là sau một buổi học, Huệ biết Nghĩa đi về qua bến xe Giáp Bát nên xin đi nhờ để mang giấy tờ ra nhờ nhà xe gửi về quê, nhưng anh thẳng thừng từ chối. Hết khóa học, mọi người chia sẻ thông tin cho nhau, thấy áy náy nên Nghĩa đã chủ động nhắn tin cho Huệ hỏi "có cần xe ôm đưa ra bến xe không", thế nhưng Huệ từ chối và tự đi xe buýt.

Gia đình hạnh phúc của hoa hậu duyên dáng. Ảnh: Hoàng Thùy.

Những ngày sau, Nghĩa thường xuyên gọi điện cho Huệ hỏi thăm sức khỏe, công việc, hoặc đôi khi chỉ để nghe giọng cô, an ủi cô sau buổi làm. Huệ kết thúc công việc lúc 11 giờ thì Nghĩa gọi điện nói chuyện đến 2-3 giờ sáng. Bất ngờ hơn, vài tháng sau đó, Nghĩa xin phép gia đình vào TP HCM học giáo lý (Nghĩa theo đạo Tin lành), nhưng vào đến nơi anh lại xin ở ngoài để được giúp đỡ Huệ.

"Tôi dẫn anh ấy đi bán bóng. Nghĩa vốn được mẹ chăm sóc từ nhỏ nên một thời gian mới quen được với cuộc sống vất vả. Chính những tháng ngày ấy đã giúp tôi và anh hiểu nhau hơn. Sau đó chúng tôi về Hà Nội và quyết định dọn đến ở cùng nhau", Huệ kể.

Cười tươi khi nghe vợ kể lại, anh Nghĩa cho biết: "Lần đầu tiên gặp Huệ, nghe cô ấy kể về hoàn cảnh, tôi đã rất thương. Tôi khâm phục một cô gái đã trải qua nhiều bước ngoặt cuộc đời, có khi là đau khổ đến tột cùng vẫn luôn nở nụ cười tươi. Tôi yêu Huệ và yêu hai đứa con của cô ấy như chính con ruột của mình vậy".

Khi biết thông tin cuộc thi hoa hậu dành cho những người có H, Nghĩa động viên vợ tham dự để khẳng định rằng người nhiễm HIV cần được đối xử công bằng bởi họ vẫn có thể lao động, làm việc, cống hiến cho xã hội. Anh tâm sự: "Mình ủng hộ cô ấy đi thi nhưng cũng không nghĩ rằng Huệ sẽ giành vị trí cao nhất. Đó là món quà cho Huệ, cho gia đình mình, cũng như những người có H".

Hiện tại, Huệ làm ở Trung tâm sức khỏe và phát triển cộng đồng Hà Nội, còn Nghĩa làm lái xe cho một công ty nước ngọt. Thu nhập cả hai chỉ đủ sống đạm bạc nhưng căn phòng nhỏ luôn rộn rã tiếng cười.

"Mình chỉ có một mong muốn là hai con được học hành thành đạt, tự lo được cho bản thân. Còn mình và Nghĩa, khi nào có tiền sẽ tổ chức đám cưới, còn không cũng thôi vì chúng mình chỉ cần thương yêu nhau là đủ", "hoa hậu dấu cộng" duyên dáng cho hay.

Hoàng Thùy
 


"Hoa hậu HIV" người đàn bà đi qua nước mắt
Tôi gặp chị lần đầu trong đêm chung kết cuộc thi "Dấu cộng duyên dáng". Đêm hôm đó, chị đã đăng quang ngôi vị "hoa hậu", với chiếc vương miện dành cho người thắng cuộc. Tôi nhớ đêm ấy chị đã khóc rất nhiều. Chồng chị cũng đứng bên cạnh, trên tay bế đứa con. Anh đã ôm lấy chị và lặng lẽ khóc. Có lẽ khi đó họ đang cùng nhau hồi tưởng lại tất cả những năm tháng đã qua, những năm tháng họ đã sống bên nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn để tìm lại hạnh phúc.
"Hoa hậu HIV" người đàn bà đi qua nước mắt
Ly hôn trẻ trong xã hội hiện đại

(Dân trí) - Ly hôn trẻ trong xã hội hiện đại đang ngày càng phổ biến. Phải chăng giới trẻ đang trở nên dễ dãi hơn với khái niệm kết hôn, gia đình?
Hạnh và Nam yêu rất vội. Từ khi yêu đến lúc kết hôn chỉ vỏn vẹn có 2 tháng. Khi đó, Hạnh 19, Nam 21. Đám cưới tổ chức quáng quàng vì cô dâu lỡ ôm bụng bầu. Kết hôn xong 3 tháng hai người ra tòa ly hôn bởi không chịu nổi nhau. Chồng suốt ngày mải chơi đua đòi, tụ tập quán xá, vợ lủi thủi với cái bụng bầu và bố mẹ chồng, nên thành hay giận hờn, đay nghiến. Cả hai quyết định “giải thoát” cho nhau, chẳng cần biết tương lai đứa bé sẽ thế nào.


 

Không vội vã như Hạnh và Nam, Trường - Thảo đã có 3 năm tìm hiểu. Học xong đại học hai người cùng ở lại Hà Nội. Công việc bấp bênh với đồng lương ít ỏi không đủ đảm bảo cuộc sống. Thảo nai lưng đi làm hành chính, làm thêm, còn Trường chỉ nhậu, nhiều lần về nhà trong bộ dạng say xỉn. Cuộc sống bế tắc, vợ chồng không tìm được tiếng nói chung, không thể chia sẻ với nhau, họ quyết định đường ai nấy đi cho nhẹ nợ.


 

Ngọc và Minh yêu được một năm thì cưới. Khi đó, Minh đang làm công nhân tại một Khu công nghiệp còn Ngọc học cao đẳng. Quyết định cưới khiến Ngọc bỏ ngang con đường học tập. Sau 4 tháng, Ngọc mang bầu nhưng do một lần ngã té, cô bị sảy thai, từ đó mãi không có bầu lại được. Nhà chồng nóng ruột lời qua tiếng lại cho là con dâu “tịt”. Ngọc tủi phận chỉ biết khóc. Minh chán những ì xèo từ gia đình nên thường xuyên đi sớm về khuya, không quan tâm đến tâm trạng cũng như đời sống của vợ. Hai người đang chờ ngày ra tòa giải quyết ly hôn.

 


Trên đây chỉ là một vài câu chuyện trong đời sống của những cặp vợ chồng trẻ. Xét trên nhiều khía cạnh, mọi cuộc hôn nhân nếu thiếu đi sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau, thiếu nền tảng kinh tế vững chắc đều dễ có nguy cơ tan vỡ. Tuy nhiên với người trẻ, mối nguy hiểm rình rập hôn nhân còn tiềm ẩn trong những lý do sau:

 

- Ly hôn vì kết hôn vội vàng. Cuộc sống mới, tâm tính trẻ con lại chưa đảm bảo được kinh tế dẫn đến thiếu kỹ năng bảo vệ hôn nhân.

 

- Người trẻ hướng ngoại và dễ thay đổi. Trong khi đó hôn nhân làm họ cảm thấy quá gò bó với trách nhiệm, nghĩa vụ, nặng nề hơn khi một bên phải hy sinh quá nhiều mà bên kia chỉ biết vô tư… nhận. Khi một người không tìm được tiếng nói chung với đối phương sẽ có nguy cơ tìm đến kẻ thứ ba.

 

- Hiếm muộn, chưa muốn có con cũng là nguyên nhân gây đổ vỡ, rạn nứt hạnh phúc. Bất đồng xảy ra khi một người muốn có con còn người kia lại đang mải mê phấn đấu cho sự nghiệp.

 

- Quan niệm về tình dục của giới trẻ đã trở nên quá thoáng. Họ cho rằng để thỏa mãn nhu cầu sinh lý, không nhất thiết cứ phải có vợ, có chồng.

 


Để có đủ bản lĩnh gìn giữ hôn nhân, các bạn trẻ nên:

 

- Dành thời gian tìm hiểu kỹ về nhau, tìm hiểu cuộc sống hôn nhân trước khi cưới để chuẩn bị sẵn tinh thần vượt qua mọi thử thách, gian khó.

 

- Đứng trước những khó khăn về kinh tế, vợ chồng nên thẳng thắn chia sẻ với nhau, tìm cách khắc phục. Tránh trường hợp một trong hai người gồng mình kiếm tiền, trong khi người kia ung dung hưởng thụ.

 

- Có thái độ đúng đắn đối với tình yêu, nghiêm túc với cuộc sống gia đình, không nên coi tình yêu là việc giải trí và cuộc sống gia đình là tạm bợ. Khi mỗi người xác định đúng đắn mục tiêu cũng như hướng đi trong cuộc sống, họ sẽ có trách nhiệm với những gì mình làm.

 

- Nhớ rằng chia sẻ, động viên để tìm được tiếng nói chung trong gia đình là điều bất cứ cặp vợ chồng hạnh phúc nào cũng phải có.

 

Hoàng Lan