Ngày 18-3 vừa qua, ông Nguyễn Văn
Chính, Chi cục phó Chi cục QLTT Long An, kiêm Bí thư Chi
bộ, cho biết sáng cùng ngày ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên
Đội trưởng Đội QLTT số 5, phải giải trình và kiểm điểm
lần thứ hai tại tổ Đảng cơ sở.
Theo nguồn tin của báo Người lao
động, lý do ông Tâm phải làm bản trường trình và kiểm
điểm lại vì lần kiểm điểm trước đó, tổ Đảng cơ sở và Chi
bộ Chi cục QLTT chỉ làm rõ nội dung: “Sang biên giới
Campuchia tham gia đánh bạc”.
Sau khi báo chí đưa tin, kèm theo
những chứng cứ liên quan đến mối quan hệ giữa ông Tâm
với bà Trần Thúy Liễu, Đảng ủy Sở Công Thương tỉnh Long
An đã đề nghị Chi bộ cơ quan QLTT tiến hành kiểm điểm
làm rõ bốn nội dung. Theo đó, người đàn ông này phải
giải trình về chuyện qua biên giới tham gia đánh bạc,
chuyện kinh doanh mua bán khăn lạnh, về mối quan hệ tình
cảm với bà Liễu và số tiền 150 triệu đồng.
Trước
đó, cơ quan điều tra cũng đã thu thập được chứng cứ
chứng minh rằng trước và sau khi nhà báo Hoàng Hùng bị
sát hại, bà Liễu đã nhận hàng trăm cuộc gọi và tin nhắn
từ số điện thoại 0932799…Ông Nguyễn Ngọc Long, quyền Chi
cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Long An cũng xác nhận rằng
số điện thoại 0932799… là của ông Nguyễn Văn Tâm.
Ngoài
ra, sau khi bà Trần Thúy Liễu đến cơ quan công an tự
thú, những bức thư “thông cung” của người đàn bà này gửi
một người đàn ông tên Tâm cũng bị phát hiện. Trả lời về
vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tâm một mực khẳng định: “Từ
khi nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại, tôi không có liên lạc
gì với bà Liễu…”.
Khám
nghiệm hiện trường nơi bà Trần Thúy Liễu khai
đốt thử trước khi sát hại nhà báo Hoàng Hùng.
Ảnh: Minh Sơn.
Chiều 17-3, nguồn tin từ Chi
cục QLTT tỉnh Long An cho biết ông Nguyễn Văn Tâm,
nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5, đã viết xong bản tường
trình xung quanh mối quan hệ với bà Trần Thúy Liễu - vợ
nhà báo Hoàng Hùng - và có hành vi sang Campuchia đánh
bạc.
Sau khi họp kiểm
điểm lần đầu vào ngày 4-3, Chi bộ Đảng Chi cục QLTT Long
An thống nhất đề nghị cách chức, khai trừ Đảng ông Tâm.
Tuy nhiên, qua đối chiếu về trình tự, thủ tục, xét thấy
chưa bảo đảm nên phải tổ chức họp kiểm điểm từ tổ Đảng
mới đề nghị chi bộ xem xét.
Theo đó, ông Tâm sẽ
kiểm điểm và giải trình 4 vấn đề liên quan, như: Đánh
bạc, quan hệ nam nữ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để đi
bán khăn lạnh cho các quán ăn, nhà hàng và qua biên giới
không báo cáo tổ chức.
Dự kiến ngày 18-3,
tổ Đảng của Đội 2 và Đội 5 QLTT ở khu vực các huyện
Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Tân Thạnh tại Long An sẽ họp biểu
quyết hình thức kỷ luật ông Tâm. Hiện ông Tâm đã bị đình
chỉ công tác để chờ xử lý.
Số điện thoại 0932799...
là của ông Tâm?
Phóng viên đã xác minh tại Chi
cục QLTT tỉnh Long An và được ông Nguyễn Ngọc
Long, quyền Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh
Long An, xác nhận số điện thoại 0932799… là của
ông Nguyễn Văn Tâm.
Trong khi đó, sau khi bà Trần
Thúy Liễu đến cơ quan công an tự thú, phóng viên
đã phát hiện bà có nhiều bức thư “thông cung”
gửi một người đàn ông tên Tâm. Trả lời về vấn đề
này, ông Nguyễn Văn Tâm một mực khẳng định: “Từ
khi nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại, tôi không có
liên lạc gì với bà Liễu…”.
Trước đó, ngày 15-3, Công an tỉnh Long An cho biết sau
khi tự thú, bà Trần Thúy Liễu đã khai nhiều tình tiết
quan trọng phục vụ cho công tác điều tra.
Theo nguồn tin của
phóng viên, cơ quan điều tra đã thu thập được chứng cứ
chứng minh rằng trước và sau khi nhà báo Hoàng Hùng bị
sát hại, bà Liễu đã nhận hàng trăm cuộc gọi và tin nhắn
từ số điện thoại 0932799…, trong đó có nhiều cuộc bà
Liễu không nghe. Cụ thể: Ngày 18-1, bà Liễu nhận tổng
cộng 18 cuộc gọi và 13 tin nhắn từ số điện thoại
0932799…, cuộc gọi cuối cùng kết thúc lúc 19 giờ 14 phút.
Sáng 19-1 (ngày nhà
báo Hoàng Hùng bị sát hại), có 26 cuộc gọi và 24 tin
nhắn từ số điện thoại 0932799… vào số máy của bà Liễu,
trong số này có cuộc gọi kéo dài gần 6 phút.
Những ngày sau đó,
số điện thoại này đã tiếp tục gọi và nhắn tin cho bà
Liễu vài chục cuộc mỗi ngày…
Dư luận đặt câu hỏi
vì sao chủ nhân số điện thoại 0932799… liên tục gọi điện
và nhắn tin cho bà Liễu trong thời điểm nhà báo Hoàng
Hùng bị sát hại? Vấn đề này sẽ được cơ quan điều tra
“giải mã” trong thời gian tới.
Nguồn tin cho biết
trong thời gian bị tạm giam, bà Trần Thúy Liễu đã thừa
nhận với cơ quan điều tra mình có mối quan hệ thân thiết
với ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5
– Chi cục QLTT tỉnh Long An và ông Tâm thường có thói
quen nhắn tin hoặc điện thoại cho bà lúc sáng sớm và
trước khi đi ngủ.
Trước lúc bà Liễu
đi tự thú, ông Tâm có điện thoại 3 lần nhưng bà không
nghe. Mặc dù cơ quan điều tra đã thu thập đủ chứng cứ
chứng minh ông Tâm và bà Liễu thường xuyên liên lạc với
nhau trước khi nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại nhưng đến
nay, ông Tâm vẫn một mực cho rằng mình không có quan hệ
gì với bà Liễu ngoài việc “làm ăn” chung.
Số điện thoại “bất thường” vụ nhà báo bị
đốt là của ông Tâm?
(Dân trí) - Trong quá trình điều tra, CQĐT
Công an tỉnh Long An xác định có một số điện
thoại đã gọi và nhắn tin cả nghìn lần cho bà
Trần Thúy Liễu (vợ nhà báo Hoàng Hùng). Số
điện thoại này giống với số di động của ông
Nguyễn Văn Tâm sử dụng. >> Vụ nhà báo bị đốt: Đang làm rõ một số
điện thoại “bất thường”
CQĐT khám xét lại hiện trường vụ sát hại
nhà báo Hoàng Hùng.
Một nguồn tin từ CQĐT cho hay, trong
khoảng thời gian từ giữa tháng 12/2010 đến
cuối tháng 1/2011, số điện thoại có mã
0932….và có số cuối là 9 (xin được giấu số)
đã liên lạc (gọi và nhắn tin) cho bà Liễu
hơn 1.000 lần.
Hai thời điểm quan trọng nhất của vụ án
là ngày 18/1 và 19/1 (trước và sau khi nhà
báo Hoàng Hùng bị sát hại), qua xác minh, số
điện thoại trên đã gọi và nhắn cho bà Liễu
khoảng 16 lần (ngày 18/1, có cả cuộc gọi lúc
5h sáng) và 17 lần (ngày 19/1).
Trước khi bà Liễu đi đầu thú vào khoảng
21h ngày 20/2, thì số điện thoại 0932… cũng
có liên lạc với bà nhiều lần. Sau đó thì
gián đoạn do bà Liễu đã bị tạm giam cho đến
ngày hôm nay.
Theo nhà báo Phấn Đấu (người có mặt tại
nhà bà Liễu khoảng 20h, trước lúc bà đi đầu
thú) cho biết, khi ông ở đó thì có thấy bà
Liễu nhận 2 cuộc điện thoại, trong đó có 1
cuộc của ông Tâm.
Qua xác minh số điện thoại trên, cả đầu
số 0932 và 6 số sau đều giống với số điện
thoại cầm tay của ông Nguyễn Văn Tâm -
nguyên Đội trưởng Đội 5 thuộc Chi cục QLTT
tỉnh Long An thường xuyên sử dụng.
Việc xuất hiện các lá thư viết tay với
chữ viết của bà Liễu gửi ông Tâm và hơn
1.000 lần liên lạc qua điện thoại cầm tay
cho thấy mối quan hệ “bất thường” giữa ông
Tâm và bà Liễu “đã được khẳng định”. Tuy
nhiên, đến lúc này ông Tâm vẫn một mực phủ
nhận mối quan hệ này.
Theo CQĐT, khi xác định được nội dung các
cuộc gọi cũng như tin nhắn với bà Liễu thì
sẽ có những cứ liệu quan trọng để điều tra
rõ ràng thêm vụ việc. Trong đó, sẽ xác định
ông Tâm có liên quan gì đến việc bà Liễu sát
hại chồng.
Bà Trần Thúy
Liễu, vợ cố nhà báo Hoàng Hùng, bước đầu khai nhận
việc mình có mối “quan hệ mật thiết” với ông Nguyễn
Văn Tâm, như tin ông này nhắn qua điện thoại cho bà:
“Bà xã, em ăn cơm chưa”...
Điều tra viên tiếp nhận
những lá thư tay của bà Trần Thúy Liễu gửi
một người đàn ông tên là Nguyễn Văn Tâm. Ảnh:
Thúy Hằng.
Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Long An ngày 7-3 vẫn tiếp tục triệu tập
ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5
Chi cục QLTT tỉnh, để làm việc. Nội dung buổi làm
việc xoay quanh chuyện ông Tâm và bà Trần Thúy Liễu,
vợ nhà báo Hoàng Hùng của Báo Người Lao Động - người
bị đốt dẫn đến tử vong hôm 29-1,
có quan hệ tình ái
hay không và cùng nhau sang Campuchia đánh bạc thế
nào.
Ngoài ra, cơ
quan công an cũng đang làm rõ việc ông Nguyễn Văn
Tâm biết hay không biết bà Liễu là thủ phạm sát hại
chồng nhưng không trình báo với cơ quan chức năng.
Trong một diễn
biến khác, Công an tỉnh Long An đã mời bà Nguyễn Thị
Nhiệm, em gái ông Tâm, đến cơ quan điều tra để đối
chất với cháu Lê Hồng Nhung, con gái lớn của nhà báo
Hoàng Hùng, xung quanh bức thư của bà Liễu đã gửi
cho một người đàn ông tên Nguyễn Văn Tâm. Tại buổi
đối chất, cháu Lê Hồng Nhung khẳng định
sau khi cha
mình mất khoảng 3-4 ngày, bà Liễu từ cơ quan công an
trở về nhà đã viết thư, đưa và dặn cháu mang đến đưa
cho bà Nhiệm để bà chuyển cho ông Tâm. Tuy nhiên, bà
Nhiệm đã phủ nhận và cho rằng mình không biết gì về
lá thư này.
Trao đổi với
phóng viên Báo Người Lao Động tại cơ quan làm việc
ngày 7-3, bà Nhiệm cũng nói rằng mình không biết gì
về lá thư của bà Liễu viết gửi cho người đàn ông nào
đó. Khi phóng viên đặt vấn đề: “Cháu Lê Hồng Nhung
không có thù ghét gì với bà, tại sao phải vu khống
cho bà và vì sao Hồng Nhung không khai đưa cho ai
khác mà lại nói rằng đưa cho bà?”, bà Nhiệm trả lời
rằng “không biết” (!?). Tuy nhiên, bà Nhiệm thừa
nhận có quen biết và đến nhà bà Liễu chơi, ăn cơm...
Điều đáng lưu ý là bà Nhiệm còn cho biết: “Lúc nhà
tôi làm đám tiệc thì chị Liễu có đến phụ dọn
dẹp...”.
Như vậy, việc
đối chất giữ bà Nguyễn Thị Nhiệm và cháu Lê Hồng
Nhung quanh nghi vấn lá thư được cho là
“thông cung”
bước đầu cho thấy khá phù hợp với một phần nội dung
trong bức thư được cho là do bà Liễu viết: “Anh trả
lời ghi giấy bỏ trong bao thư nhe. Gởi trước 12 giờ
để em biết… Kêu Nhung lên nhà Nhiệm lấy hay kêu
Trang đem xuống”. Qua giám định chữ viết trong các
thư do phóng viên cung cấp, cơ quan điều tra đã xác
định đó chính là chữ của bà Trần Thúy Liễu.
Theo nguồn tin
của phóng viên, tại cơ quan công an, bà Liễu bước
đầu đã khai nhận việc mình có mối “quan hệ mật
thiết” với ông Tâm. Cụ thể là những tin nhắn trong
điện thoại mà ông Tâm gửi cho bà Liễu với những nội
dung như “Bà xã, em ăn cơm chưa”...
Ngoài ra, Cơ quan điều tra tỉnh Long An đã xác định bà Liễu và
ông Nguyễn Văn Tâm có mỗi quan hệ bất chính, thường gặp nhau tại các
khách sạn.
Ngày 8/3, lãnh đạo Ban chuyên án vụ án
nhà báo Hoàng Hùng bị vợ thiêu sống cho biết, liên tục trong vài ngày
qua, ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên Đội trưởng Đội QLTT số 5, tỉnh Long An)
đã được triệu tập đến cơ quan điều tra để tiến hành thẩm vấn. Nội dung
các cuộc tiếp xúc này xoay quanh vấn đề ông Tâm, bà Liễu có mối quan hệ
tình cảm hay không, về những lần ông sang Campuchia đánh bạc cùng bà
Liễu, các số tiền bà Liễu vay mượn để đánh bạc và làm rõ việc liệu có
hay không vấn đề ông Tâm biết bà Liễu sát hại chồng nhưng không chịu báo
với cơ quan chức năng.
Trong khi đó, qua điều tra thu thập chứng cứ, bước đầu cơ quan điều tra
đã xác định chính xác rằng ông Tâm và bà Liễu có các mối quan hệ tình
cảm khác bất chính, thường xuyên rủ nhau gặp ở các khách sạn. Chính tại
cơ quan điều tra, thông tin ban đầu cho biết, bà Liễu cũng đã thừa nhận
điều này.
Về những bức thư tay được cho là sự trao đổi qua lại giữa ông Tâm và bà
Liễu ngay sau khi nhà báo Hoàng Hùng mất, qua tiến hành giám định chữ
viết, cơ quan chức năng đã xác định được rằng đó chính là chữ của bà
Liễu. Thế nhưng, ngược lại, ông Tâm và cả người nhà “trung
gian đưa thư” khai báo rằng “hoàn toàn
không biết gì đến những lá thư này”.
Hiện cơ quan điều tra đang tập trung tiến hành làm rõ vai trò của bà
Nguyễn Thị Nhiệm (em gái ông Tâm, người trung gian đưa thư phía nhà ông
Tâm) trong việc chuyển qua lại các bức thư tay, bởi vì qua đối chất trực
tiếp vào sáng 7/3 tại cơ quan Công an, trong khi cháu Lê Hồng Nhung
(con gái bà Liễu và nhà báo Hoàng Hùng) khẳng định có đưa bức thư của mẹ
gửi cho bà Nhiệm, thì bà Nhiệm lại “liên tục
phủ nhận và coi như là không biết gì”.
Hiện ông Nguyễn Văn Tâm đã bị Chi Cục QLTT tỉnh Long An đề xuất với Sở
Công thương cách chức và khai trừ ra khỏi Đảng vì những vụ bê bối nói
trên.
Hiện vụ án vẫn đang được tiếp tục tích cực điều tra để làm rõ các tình
tiết vụ việc.
Thời gian qua bà Liễu vẫn
thường xuyên được tiếp cận với thông
tin từ báo chí và biết chuyện ông
Tâm phủ nhận mối quan hệ với bà.
Hiện bà Liễu “xin” cơ quan điều tra
thêm vài ngày để bình tâm suy nghĩ…
Ngày
6.3, ông Nguyễn Văn Tâm – Đội trưởng
Đội QLTT số 5 (Chi cục QLTT Long
An), tiếp tục bị cơ quan điều tra
triệu tập để làm rõ một số vấn đề có
liên quan đến vụ án.
Bước đầu ông Tâm vẫn phủ nhận mối
quan hệ tình ái với bà Liễu. Tuy
nhiên cơ quan điều tra đã xác minh
được một số lần ông Tâm chở bà Liễu
đi TPHCM “khám bệnh”. Kiểm tra hồ sơ
đăng kí tạm trú tại một số nhà nghỉ
trên địa bàn Long An phát hiện có
đăng kí bằng CMND của ông Tâm, bà
Liễu.
Trước khi bà Liễu ra tự thú, bà đã
có một số văn bản “bút đàm” với ông
Tâm – chưa rõ nhằm mục đích thông
cung hay chỉ là chuyện tình cảm. Cơ
quan điều tra đã giám định bút tích
và xác định các văn bản này đúng là
do bà Liễu viết. Hiện ông Tâm vẫn
khẳng định từ ngày xảy ra vụ án đến
nay ông không hề trao đổi gì với bà
Liễu, cũng như chưa từng nhận được
thư tay do bà viết…
Một nguồn tin cho hay, thời gian qua
bà Liễu vẫn thường xuyên được tiếp
cận với những thông tin từ báo chí
và biết chuyện ông Tâm phủ nhận mối
quan hệ với bà. Hiện bà Liễu “xin”
cơ quan điều tra thêm vài ngày để bà
bình tâm suy nghĩ và sẽ tự khai rõ
ràng hơn…
Cơ quan CSĐT đã xác minh được
một số địa chỉ mà ông Tâm và bà
Liễu thường lui tới. Trong một
diễn biến khác, cơ quan công an
cũng đã xác minh bức thư mà bà
Liễu gửi cho ông Tâm thông qua
bà Nhiệm, em của ông Tâm.
Theo cơ quan công an, điều tra
cho thấy ông Tâm đã thường xuyên
đi đánh bạc với bà Liễu ở
Campuchia. Theo một nguồn tin,
đọc báo thấy ông Tâm phủ nhận
quan hệ với mình nên bà Liễu đã
xin điều tra viên cho vài ngày
bình tĩnh rồi sẽ khai tất cả sự
thật.
Nguồn tin từ cơ quan điều tra cho biết hôm qua
ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên Đội trưởng Đội QLTT số 5
thuộc Chi cục QLTT Long An, tiếp tục bị triệu tập để làm
rõ mối quan hệ bất thường giữa ông với bà Trần Thúy Liễu
(vợ nhà báo Lê Hoàng Hùng) và những thông tin xung quanh
việc ông nhiều lần dẫn dắt bà Liễu sang Campuchia đánh
bạc.
Vẫn như lúc đầu, ông Tâm
phủ nhận mối quan hệ tình ái với bà Liễu và khẳng định
không liên quan gì đến vụ sát hại nhà báo Lê Hoàng Hùng.
Tuy nhiên, “cơ quan điều tra có đủ cơ sở kết luận ông
Tâm và bà Liễu có mối quan hệ vụng trộm”
sau khi trưng
ra bằng chứng hai người từng đi khách sạn bao nhiêu lần,
ở đâu.
Trước đó, nhiều người trong gia đình bà Liễu cho biết
ông Tâm và bà Liễu có quan hệ vụng trộm khoảng 7 năm nay
và họ “sẵn sàng đối chứng”. Trong đó, bà
Nguyễn Thị
Nhiệm (em gái ông Tâm) là một trong những đầu mối liên
lạc giữa hai người. Không những đưa vợ người khác đi
chơi, ông Tâm thường xuất hiện ở nhà bà Liễu mỗi khi ông
Hùng vắng nhà.
Sáng qua, cơ quan điều tra mời bà Trần Thúy Nga
(chị ruột bà Liễu) đến để làm rõ thêm nhiều chi tiết
liên quan đến vụ nhà báo Lê Hoàng Hùng bị sát hại và mối
quan hệ giữa ông Nguyễn Văn Tâm với bà Trần Thúy Liễu,
cũng như nguồn gốc những lá thư viết tay của bà Liễu gửi
cho "người bí mật".
Chị Trần Thúy Hằng, là em
gái út của bà Liễu, nói với PV: “Chính xác thì ông Tâm
cặp bồ với chị Liễu khoảng bảy năm nay. Khi gia đình
biết chuyện, có khuyên nhủ nhưng chị Liễu không nghe.
Sau đó mọi người nghĩ đó là chuyện đời tư nên không can
thiệp nữa”.
Việc ông Tâm thường xuyên đi Campuchia đánh bạc, những
người thân trong gia đình bà Liễu cung cấp thêm chi tiết
rằng, mỗi lần đi ông Tâm đem xe gắn máy tới gửi ở nhà bà
Trần Thúy Nga rồi lên xe cùng đi. Tới casino, mọi người
đều chứng kiến ông Tâm đánh bạc và thứ bảy, chủ nhật nào
bà Liễu cũng hẹn rồi đón ông Tâm cùng đi.
Cùng ngày, Chi bộ Chi cục QLTT Long An đã tổ chức họp
kiểm điểm ông Nguyễn Văn Tâm về hành vi sang Campuchia
đánh bạc và dư luận về mối quan hệ bất chính với bà Trần
Thúy Liễu. Cuộc họp đã bỏ phiếu kín để đề xuất Đảng ủy
Sở Công thương có hình thức xử lý ông Tâm.
Cũng trong sáng qua, Ban Giám đốc Sở Công thương đã công
bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An ký ngày
2-3, điều ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Công
thương, từ Chi cục QLTT về sở, không kiêm nhiệm chức Chi
cục trưởng QLTT, do thời gian qua đã để xảy ra nhiều sai
phạm tại đơn vị này.
* Thay chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Long An
TTO - Ngày 5-3, ông Nguyễn Văn Minh, phó
giám đốc Sở Công thương Long An, cho biết chi bộ Chi cục
quản lý thị trường tỉnh đã hoàn tất việc kiểm điểm bốn cán
bộ mà dư luận cho rằng có sang Campuchia đánh bạc.
Theo đó, chi bộ đề nghị Đảng ủy Sở Công
thương quyết định hình thức kỷ luật ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên
đội trưởng đội 5) do nhiều lần sang Campuchia đánh bạc cùng
với bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng).
Tại chi bộ, phần lớn số phiếu đề nghị khai
trừ Đảng và cách chức.
Trong số ba cán bộ còn lại có dư luận thì
chỉ có một cán bộ có sang Campuchia cá độ đá gà vào năm 2009
khi đi công tác là ông Nguyễn Vinh Sang (kiểm soát viên đội
2). Việc này Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Long An đã biết
vào thời điểm đó và đã nhắc nhở.
Từ năm 2009 đến nay ông Sang không còn sang
Campuchia đánh bạc, đá gà nữa. Tuy nhiên chi bộ cũng thống
nhất kỷ luật khiển trách về mặt Đảng.
Hai cán bộ còn lại là Đ.T.C. (đội phó đội
6) và H.V.H. (đội trưởng đội Quản lý thị trường cơ động)
tường trình khẳng định không có sang Campuchia đánh bạc. Chi
bộ cũng không có bằng chứng nào chứng minh hai ông này có
đánh bạc nên chi bộ thống nhất không kiểm điểm.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Long An
Dương Quốc Xuân vừa có quyết định cho ông Nguyễn Văn Minh
thôi kiêm nhiệm chức vụ chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị
trường, chỉ còn giữ chức phó giám đốc Sở Công thương.
UBND tỉnh cũng tạm giao nhiệm vụ điều hành
công việc tại Chi cục Quản lý thị trường cho ông Nguyễn Ngọc
Long (chi cục phó).
Lý do thay lãnh đạo chi cục là do thời gian
qua đã để xảy ra nhiều chuyện “lùm xùm” liên quan đến cán bộ
cấp dưới mà báo chí, dư luận liên tục phản ánh.
Ông Nguyễn Văn Tâm,
nguyên Đội trưởng Đội QLTT số 5
thuộc Chi cục QLTT tỉnh Long An,
tiếp tục phủ nhận mối quan hệ
giữa ông với bà Trần Thúy Liễu,
vợ nhà báo Lê Hoàng Hùng, trái
ngược với thông tin từ phía gia
đình bà Liễu.
Bà Trần Thúy Liễu -
Ảnh: H.P
Tuy nhiên, sáng qua, ông Tâm có
lời lẽ nhỏ nhẹ hơn và không còn
phản đối quyết liệt như trong
buổi gặp ngày 22.2.2011 tại nhà
riêng của ông.
Sáng qua, chúng tôi đã
đến Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Long An để nộp một
số bức thư được gia đình
cho biết do bà Trần Thúy
Liễu viết và gửi ông
Nguyễn Văn Tâm. Đối
chiếu với các bản khai
của bà Liễu trong hồ sơ,
bước đầu cơ quan điều
tra xác định các bức thư
đó chính là chữ viết của
bà Liễu. Theo cơ quan
điều tra thì đây là
những tình tiết khá quan
trọng nhưng lâu nay bà
Liễu chưa khai về việc
này. Ngoài ra, liên quan
đến việc bà Liễu sang
Campuchia đánh bạc, cơ
quan điều tra đã triệu
tập lấy lời khai hơn 25
người, trong đó có nhiều
phụ nữ.
Đầu tiên, chúng tôi cho biết báo
chí đã công bố những bức thư mà
gia đình bà Liễu khẳng định do
chính bà Liễu viết và gửi cho
ông trong thời gian 2 người cùng
bị cơ quan điều tra triệu tập
lấy lời khai sau khi nhà báo Lê
Hoàng Hùng bị sát hại. Ông Tâm
nói: “Cái đó tôi không biết. Từ
sáng giờ mắc họp, chưa đọc báo
nên chưa biết báo chí đã nói
những gì”.
Theo ông Tâm thì “từ sau ngày
đám tang ông Lê Hoàng Hùng, tôi
không hề điện thoại, không gặp
bà Liễu và cũng không nhận của
bà Liễu bất cứ thứ gì”. Chúng
tôi nói điều đó là đúng, vì theo
tường trình gia đình của bà Liễu
thì hai người đã không dám liên
lạc qua điện thoại nên đã tìm
cách nói chuyện với nhau bằng
“bút đàm”. Nhưng ông Tâm khẳng
định mình chưa hề... biết nét
chữ của bà Liễu. Khi chúng tôi
đưa ra tờ giấy bà Liễu viết ghi
nợ ông số tiền 150 triệu đồng,
ông Tâm nói cũng không biết vì
“tôi có đưa tiền cho bà Liễu
mượn nhưng hoàn toàn không làm
giấy tờ gì hết”!
Vậy mà trong một bức thư gửi
ngay sau khi chồng vừa bị sát
hại và liên tục bị cơ quan điều
tra triệu tập để thẩm vấn, bà
Liễu viết: “Em nhớ anh lắm...
cộng thêm chuyện này nữa, muốn
khùng luôn! Anh trả lời ghi giấy,
bỏ trong bao thư nhe, gửi trước
12 giờ... Kêu Nhung (Lê Hồng
Nhung) lên nhà Nhiệm lấy hay kêu
Trang đem xuống”. Chúng tôi hỏi
thế trong gia đình ông có ai tên
Nhiệm hoặc Trang hay không? Ông
Tâm xác nhận Nhiệm là
em gái ông,
tên Nguyễn Thị Nhiệm; còn
Trang
là con của Nhiệm, cháu gọi ông
bằng cậu. Nhưng ông Tâm vẫn phủ
nhận: “Tôi không biết thư từ gì
hết”.
Liên quan đến thông tin người
nhà bà Liễu cho biết vài ngày
trước khi xảy ra vụ ông Lê Hoàng
Hùng bị phóng hỏa, ông Nguyễn
Văn Tâm có đến nhà gặp bà Liễu,
ông Tâm thừa nhận là “tôi có đến
nhưng không nhớ rõ ngày nào”.
Mặc dù bị đình chỉ công tác để
kiểm điểm về hành vi đánh bạc,
nhưng cho đến hôm qua ông Tâm
vẫn nói mình sang Campuchia là
để nắm tình hình. Về mối quan hệ
tình ái với bà Liễu, ông Tâm
tiếp tục nói: “Chẳng qua là anh
em quen lâu ngày rồi thân thiết
thôi. Tôi với bà Liễu không có
chuyện gì hết”.
Trong sáng qua, ông Nguyễn Ngọc
Long, Chi cục phó Chi cục QLTT
Long An, cho biết đang tiến hành
kiểm điểm để làm rõ việc ông Tâm
sang Campuchia đánh bạc. Theo
ông Long thì trong bản tự kiểm
điểm, ông Tâm thừa nhận
có sang
Campuchia 5 lần và có đánh bạc
mỗi lần từ 50-100 ngàn đồng. Chúng tôi hỏi vậy ông Tâm sang
Campuchia có báo với cơ quan
không, ông Long nói không có vì
ông Tâm đi chủ yếu vào thứ bảy,
chủ nhật và khi đi về ông Tâm
cũng không có báo cáo cơ quan.
Trong 3 ngày bị thẩm vấn gần
đây nhất, tại CQĐT, bà Trần Thúy
Liễu đã bắt đầu đề cập đến tình nhân
của bà – ông Nguyễn Văn Tâm.
Một
cán bộ điều tra của tỉnh Long An cho
biết, trong các lần thẩm vấn gần đây
nhất, bà Liễu đã bắt đầu kể lại
những lần mình cùng sang Campuchia
đánh bạc cùng ông Tâm (nguyên Đội
trưởng Đội QLTT số 5 – Long An).
Cụ thể, vào tháng 6/2010, sau khi
sang Campuchia đánh bạc thua "cháy
túi" cùng với ông Tâm, bà Liễu đã
gợi ý mượn ông Tâm 150 triệu đồng để
có “nguồn vốn” chơi tiếp cho những
lần sau. Ông Tâm đã không ngần ngại
đưa số tiền này cho bà Liễu. Và bà
Liễu lại tiếp tục chơi bài ngay tuần
kế tiếp, thua đến hơn 70 triệu đồng.
Thế nhưng, qua những lời khai của bà
Liễu thì dù tiền thua là mình chịu,
nhưng những lần đi cùng ông Tâm sang
Campuchia chơi, ông Tâm đều có dùng
tiền của bà Liễu để đánh bạc. Điều
đáng nói, số tiền 150 triệu đồng như
đã nêu trên sau đó đã được ông Tâm
yêu cầu bà Liễu ghi giấy vay nợ với
lãi suất 3%/tháng.
Sau khi nhà báo và là chồng của mình
– anh Hoàng Hùng bị thiêu sống, vì
sợ bị CQĐT nghi ngờ, cả hai người đã
trao đổi qua lại với nhau bằng thư
viết tay, rồi nhờ một người thứ ba
chuyển hộ cho nhau tại nhà. Nội dung
những bức thư này chủ yếu là dặn dò
nhau cách khai với CQĐT về mối quan
hệ của hai người, số tiền vay mượn,
số lần đánh bạc….Dù vậy, khi nhắc
đến việc
có hay không sự tham gia với vai trò
đồng phạm của ông
Nguyễn Văn Tâm,
bà Liễu đã
liên tục rơi nước mắt.
Dù là người liên tục bị đề cập đến
trong các bức thư tay, nhưng qua
trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tâm
vẫn liên tục từ chối,
không hề
viết và không hề nhận bất cứ bức thư
nào từ bà Liễu, kể cả việc phủ nhận
có quan hệ tình ái, yêu cầu bà Liễu
viết giấy vay tiền.
Đại diện lãnh đạo cơ quan chủ quản,
ông Nguyễn Ngọc Long – Chi Cục phó
Chi Cục QLTT tỉnh Long An sáng 3/3
khẳng định:
Toàn bộ diễn biến vụ việc vẫn
đang được cơ quan chủ quản của ông
Tâm theo dõi rất sát.
Hiện ông Tâm đã bị đình chỉ chức vụ.
Qua tiến hành kiểm điểm ban đầu, ông
Tâm thừa nhận mình có sang Campuchia
chơi đánh bạc vào những ngày cuối
tuần, với mức độ ăn thua chỉ trên
dưới 100.000 đồng.
Riêng về vấn đề các bức thư tay, và
việc quan hệ “tình cảm” bất chính
của hai người (bà Liễu và ông Tâm),
Chi Cục QLTT tỉnh Long An sẽ có văn
bản xin ý kiến chỉ đạo giải quyết
của BGĐ Sở Công thương tỉnh Long An,
và sẽ tiếp tục có thông tin sau cho
báo chí.
Thành viên Ban chuyên án từ Long An
thông tin: Hiện vụ việc đang tiếp
tục được điều tra mở rộng để ráo
riết xác định rõ vai trò đồng phạm
của bà Liễu trong vụ việc này.
Sau khi bà Trần
Thuý Liễu đầu thú và khai nhận hành
vi sát hại chồng (nhà báo Lê Hoàng
Hùng), ông Nguyễn Văn T. (cán bộ
QLTT tỉnh Long An, người bị dư luận
coi là "người thứ 3" trong vụ việc)
bị triệu tập.
Bà Trần
Thúy Liễu trước khi đầu thú.
ảnh: LĐ.
Chiều 1-3, theo
nguồn tin của PV, trong quá trình mở
rộng điều tra về vụ án nhà báo Hoàng
Hùng, cơ quan CSĐT tỉnh Long An đã
triệu tập ông Nguyễn Văn T. để làm
rõ một số nghi vấn có liên quan.
Cũng theo nguồn
tin này, nội dung làm việc giữa ông
T. với các điều tra viên của Phòng
CSĐT tội phạm về TTXH, Công an tỉnh
Long An xoay quanh các vấn đề như:
mối quan hệ giữa ông này và bà Trần
Thúy Liễu, việc ông này cùng bà Liễu
sang Campuchia đánh bạc và một số
vấn đề quan trọng khác...
Được biết, ngay
sau khi đầu thú, bà Trần Thuý Liễu
thừa nhận mình chính là người đi mua
dây dù, xăng trước khi ra tay sát
hại nhà báo Hoàng Hùng.
Tuy nhiên,
bà Sương (chủ tiệm tạp hoá trên Quốc
lộ 62, Thị xã Tân An, tỉnh Long An)
thì cho biết,
người mua đoạn dây dù
10m, trước khi xảy ra vụ nhà báo
Hoàng Hùng bị đốt không phải là bà
Liễu, mà là một người đàn ông.
Hiện cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Long An đang khẩn
trương điều tra, người mua đoạn dây
dù nói trên là ai, có mối liên quan
như thế nào đến cái chết của nhà báo
Hoàng Hùng.
Trong một diễn
biến khác có liên quan, bà Trần Thị
Thuý Nga (chị ruột của bà Trần Thúy
Liễu) từng nói về “chuyện ông Nguyễn
Văn T. có "quan hệ tình cảm" với
Liễu, những lần ông T. với em bà
sang Campuchia đánh bạc. "Cơ quan
công an có thể mời những người đi
cùng với họ, cho đối chất với nhau
thì sẽ rõ” - bà Nga nói.
Bà Nga còn thông
tin thêm, hiện 2 con gái của cố nhà
báo Hoàng Hùng đã được hỗ trợ và
nhập học tại một ngôi trường tại
TP.HCM. “Hiện 2 cháu vừa vượt qua
những tháng ngày kinh hoàng nhất. Dù
sao chúng cũng chỉ là những đứa trẻ,
mong rằng dư luận, người đời đừng đề
cập đến nỗi đau của chúng nữa” - bà
Nga nói.
Nghi vấn trên
được gia đình bà Trần Thúy Liễu (vợ
nhà báo Lê Hoàng Hùng) đặt ra, với
bằng chứng là những lá thư bà Liễu
gửi cho ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên
Đội trưởng Đội QLTT số 5 thuộc Chi
cục QLTT Long An.
Những
bức thư được cho là của bà
Liễu "bút đàm" với ông Tâm.
Sau khi nhà báo
Lê Hoàng Hùng bị sát hại, cơ quan
điều tra liên tục triệu tập bà Trần
Thúy Liễu để lấy lời khai. Lúc đó,
bà Liễu luôn phủ nhận mọi liên quan
đến cái chết của chồng. Thậm chí, bà
còn bịa đặt ra chuyện ông Hùng tự
sát và mãi ba tuần sau mới ra tự thú.
Đặc biệt, có
nhân chứng cho rằng, mỗi ngày khi từ
cơ quan điều tra trở về nhà, vì
không dám sử dụng điện thoại, bà
Liễu đều tìm cách liên lạc với một
người đàn ông bằng cách “bút đàm”,
để thông báo hướng điều tra của công
an, công an đã biết gì, đã hỏi gì.
Cụ thể là mỗi buổi tối bà Liễu đều
viết thư rồi sai con gái Lê Hồng
Nhung mang tới nhà cho người đàn ông
này...
Những bức thư
Trong một lá thư
được cho là của bà Liễu gửi người
đàn ông "bí mật" có đoạn viết: “Nó (công
an - PV) điều tra anh ra sao rồi.
Ghi giấy trả lời cho em biết. Anh
không nói là em cho ai vay hết nghe.
Đang điều tra Hùng (Hoàng Hùng)
thiếu tiền ở Tiền Giang nhiều lắm.
Để nó điều tra hướng đó. Nó hỏi mỗi
ngày em điện thoại anh bao nhiêu lần.
Nó đang nghi em thương anh mà hại
Hùng đó. Em quá mệt mỏi, nhưng dù
thế nào em cũng không bỏ anh đâu. Nó
hỏi em với anh có dính líu tới tình
cảm và tiền. Em trả lời: Tôi không
dính líu gì hết”.
Trong một đoạn
khác, bà Liễu viết: “Còn phần đất,
em chưa chia tiền cho Hùng, cho nên
anh giấu luôn nghe. Khai ra nhiều,
nó lôi kéo người này người kia mệt
lắm. Lúc đó Hùng không chịu bán
nhưng em bán đại, cho nên anh không
nói mua bán đất đai hay tiền bạc gì
hết. Anh an tâm đi… Em nhớ anh lắm.
Anh trả lời ghi giấy, bỏ trong bao
thư gửi trước 12 giờ để em biết rồi
kêu Nhung lên nhà Nhiệm lấy, hoặc
kêu Trang đem xuống…”.
Rồi trong một
“bút đàm” khác, bà Liễu dặn dò rất
kỹ: “Em khai mượn có 150 (triệu đồng),
nhưng trả bớt 120 rồi, còn 30 nhe.
Trả nay khoảng một tháng rưỡi. Sao
anh ác quá vậy, (công an) đã nghi
ngờ em quen anh dữ lắm, còn khai
tiền trong đó làm gì. Rắc rối vô
cùng. Giữ giấy em mượn tiền có gì
đưa nó”.
Người đàn ông
"bí mật"
Câu hỏi đặt ra
là những bức thư đó có thực sự do bà
Liễu viết? Nếu đúng thì người đàn
ông mà bà Liễu thường "bút đàm" là
ai, trao đổi thông tin nhằm mục đích
gì?... Câu trả lời chỉ bà Liễu và
"người đàn ông bí mật" biết, hoặc cơ
quan điều tra làm rõ.
Trong khi đó,
cháu Lê Hồng Nhung, người được bà
Liễu giao đưa thư, khẳng định, cháu
thường được mẹ giao mang thư đến cho
ông Nguyễn Văn Tâm và đã photo lại
một số bức thư này.
Đáng lưu ý,
người nhà bà Liễu còn cung cấp nhiều
thông tin cho rằng, giữa ông Tâm và
bà Liễu có quan hệ tình cảm, trong
đó thể hiện một số chi tiết trùng
hợp với thư bà Liễu gửi người đàn
ông "bí mật".
Bà Trần Thúy Nga
(chị ruột bà Liễu) huỵch toẹt: “Lúc
đầu, chúng tôi không chắc Liễu có
làm hay không (sát hại chồng - PV)
nên muốn giữ uy tín cho em mình.
Nhưng gần đây, thấy ông Tâm trả lời
trên báo phủ nhận hết mọi liên hệ
với em tôi nên gia đình rất bức xúc,
không còn gì để giấu. Thứ nhất là
chuyện ông Tâm cặp bồ với Liễu, tất
cả mọi người trong gia đình tôi đều
biết. Ông Tâm thường xuyên tới nhà
gặp Liễu mỗi khi Hoàng Hùng vắng
nhà. Ông Tâm đi casino với Liễu và
gia đình chúng tôi ít nhất là mười
mấy lần. Nếu ông nói không có, chúng
tôi sẵn sàng đối chứng. Vì rất
thương ông Tâm nên cái gì Liễu cũng
giấu cho ổng. Nếu nó không “lăng
nhăng” thì thảm cảnh đã không xảy
ra”.
Khi nghe ông Tâm
phủ nhận mối quan hệ với bà Liễu,
ông Trần Văn Mến (cha bà Liễu) bực
bội: “Ổng xạo đó. Trước giờ tôi thấy
ổng tới nhà hà rầm. Cứ thằng Hùng đi
vắng là ổng tới. Trước khi vụ án xảy
ra vài ngày tui thấy ổng tới. Mấy
ngày đầu, con Liễu bị công an mời
làm việc, chiều về tới nhà là ổng
tới”.
Những thông tin
trên, dù chỉ mới từ một phía gia
đình bà Liễu, nhưng hé lộ nhiều vấn
đề của vụ án mà cơ quan điều tra cần
làm sáng tỏ. Cũng cần biết rằng,
trước khi bà Liễu tự thú, trong thời
gian bà Liệu bị triệu tập lấy lời
khai, cơ quan điều tra cũng đã triệu
tập ông Tâm lấy lời khai. Vậy phải
chăng việc "bút đàm" là nhằm thông
cung, đánh lạc hướng cơ quan điều
tra?
Trong một diễn
biến khác, hôm qua, gia đình bà Liễu
đã cung cấp một chi tiết đáng lưu ý:
Ngay khi ông Hùng bị phóng hỏa, ông
Trần Văn Mến (ngủ ở trại gà cạnh nhà)
nghe tiếng la chạy tới thì thấy cửa
chính vào nhà ông Hùng chỉ khép lại
mà không khóa.
Còn cháu Lê Hồng
Châu cho biết, ngay khi nghe tiếng
ông Hùng kêu cứu, cháu nghe có tiếng
chân người chạy rất nhanh từ trên
lầu xuống cầu thang. Thông tin này
cho thấy, rất có thể trong vụ án sát
hại nhà báo Lê Hoàng Hùng có đồng
phạm.
Ông Tâm nói gì về mối quan
hệ với bà Liễu?
Liên
quan đến thông tin ông
Nguyễn Văn Tâm dẫn dắt bà
Trần Thúy Liễu sang
Campuchia đánh bạc, trước đó
PV đã tìm đến nhà ông Tâm để
hỏi nhưng ông Tâm cắt ngang:
“Chuyện đó tôi đã trình bày
với cơ quan điều tra rồi.
Tôi không có rủ bà Liễu sang
Campuchia đánh bạc”.
Vậy ông
giải thích sao khi dư luận
nói ông có quan hệ tình ái
với bà Liễu?
Chuyện
đó báo chí thu thập ở đâu
tôi không biết, nhưng tôi
khẳng định không có. Quan hệ
giữa tôi với bà Liễu chỉ là
bạn bè.
Thế ông
giải thích việc đưa tiền cho
bà Liễu ra sao?
Thỉnh
thoảng chúng tôi có đi uống
cà phê chung, biết cô Liễu
có cho vay. Sẵn vợ tôi có
tích lũy được chút vốn, tôi
nói cô Liễu khi nào cần tiền
thì cho tôi “ké”. Sau đó,
tôi nói bà xã đưa 150 triệu
đồng.
Nhưng
ông có nói với vợ là đưa
tiền cho bà Liễu không?
Chiều 1/3, ông
Đinh Văn Sang - Viện trưởng Viện
KSND tỉnh Long An - cho biết, cơ
quan này đã phê chuẩn lệnh tạm giam
cũng như quyết định khởi tố bị can
đối với bà Liễu.
Trước đó, sau hơn
một tháng kể từ ngày nhà báo Lê
Hoàng Hùng (báo Người Lao Động) bị
phóng hỏa tại nhà riêng khi đang ngủ
dẫn đến tử vong, khuya ngày 20/2 bà
Liễu đã đến cơ quan điều tra tự thú
về hành vi phóng hỏa đốt chồng. Bà
Liễu khai rằng việc phóng hỏa là để
“dọa” chồng nhưng không ngờ đã gây
ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,
ngoài sức tưởng tượng của bà.
Bà Liễu -
vợ cố nhà báo Hoàng Hùng.
Từ ngày tự thú đến
nay, bà Liễu một mực khẳng định chỉ
có bà thực hiện hành vi phạm tội do
mâu thuẫn tiền bạc với chồng, do
chồng biết chuyện bà có quan hệ tình
cảm bên ngoài. Sợi dây dù cột thành
nhiều đốt như chiếc thang dây cột từ
ban công lầu một xuống đất bà Liễu
khai do bà tự mua, tự tạo ra hiện
trường giả. Tuy nhiên, hướng điều
tra của cơ quan công an là ngoai
việc củng cố chứng cứ chứng minh
hành vi giết người của bà Liễu còn
xác định có hay không có người đồng
phạm với bà Liễu.
Trong một diễn
biến khác, chiều 1/3 cơ quan điều
tra đã làm việc với ông Nguyễn Văn
Tâm - Đội trưởng Đội Quản lý thị
trường số 5 thuộc Chi cục Quản lý
thị trường tỉnh Long An - để xác
minh mối quan hệ của ông này với bà
Liễu. Hiện ông Tâm đã bị Sở Công
thương tỉnh Long An đình chỉ chức vụ
vì đã nhiều lần cùng bà Liễu sang
Campuchia đánh bạc.
Trao đổi với
VnExpress.net,
bà Trần Thúy Nga (chị hai bà Liễu)
cho biết hiện nay 2 cô con gái của
cố nhà báo Hoàng Hùng đã được chuyển
trường lên TP HCM học tiếp. Cũng
theo bà Nga thì hiện nay gia đình
rất muốn tìm luật sư để bảo vệ quyền
lợi cho bà Liễu nhưng chưa có tiền.
Trong khi đó, cụ
bà Nguyễn Thị Kim Nga (mẹ cố nhà báo
Hoàng Hùng) đã được cơ quan điều tra
chấp thuận đơn làm người đại diện
hợp pháp cho bị hại là con trai của
cụ. Trong quá trình tố tụng tới đây
bà Nga sẽ được luật sư Nguyễn Văn
Đức (Công ty Luật TNHH một thành
viên Biển Đông) bảo vệ quyền lợi
miễn phí.
Đêm cuối của
nhà báo Hoàng Hùng qua lời kể em
trai
"Ngày nào tôi cũng hỏi anh về hung
thủ đã tưới đốt anh nhưng anh chỉ
lặng im khóc rồi quay mặt đi" - Anh
Lê Hoàng Tuấn nói.
Nhà báo
Hoàng Hùng lúc còn điều trị
tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Ảnh
chụp ngày 20/1) và bà Trần
Thị Thúy Liễu (ảnh nhỏ)
Dù gần 1 tuần đã
trôi qua kể từ khi bà Trần Thúy Liễu
đến cơ quan công an tự thú về việc
tạt xăng đốt chồng nhưng khi PV đến
nhà bà Nguyễn Thị Kim Nga (mẹ ruột
của nhà báo Hoàng Hùng, ở ấp 4, xã
Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An), cả
gia đình vẫn chưa hết cảm giác bất
ngờ, hoang mang vì không ngờ hung
thủ mưu sát người thân của họ lại
chính là vợ của nạn nhân.
Mang ẩn ức về
thế giới bên kia?
"Mặc dù dư luận
từ trước tới nay đều nói chị Liễu là
hung thủ giết anh Hai tôi và gia
đình cũng có suy nghĩ ấy, tuy nhiên
chỉ đến khi chị Liễu ra đầu thú thì
gia đình tôi mới tin đó là sự thật.
Và tất cả mọi người trong gia đình
ai cũng bất ngờ, bàng hoàng trước
thông tin kinh hoàng này" - Anh Lê
Hoàng Tuấn (em trai nhà báo Hoàng
Hùng) nói.
Tâm sự với chúng tôi, anh Tuấn cho
biết, anh là người chăm sóc anh trai
mình ở trên bệnh viện Chợ Rẫy từ khi
Hoàng Hùng nhập viện cho đến lúc qua
đời. "Ngày nào tôi cũng hỏi anh về
hung thủ đã tưới xăng đốt anh nhưng
anh chỉ lặng im khóc rồi quay mặt đi.
Chỉ khi nào tôi hỏi: "Anh khỏe không?"
thì anh mở mắt đáp: "Anh Hai khỏe",
hoặc hỏi chuyện gì khác thì anh trả
lời" - Anh Tuấn kể.
"Tôi cũng không thể nào tin nổi rằng
anh tôi lại có thể ra đi, bởi trong
suốt thời gian ở bệnh viện anh tôi
rất tỉnh táo. Đến hôm 29/1, buổi tối
hôm ấy tự dưng tôi thấy anh la hét
rất lớn trong hơn một tiếng đồng hồ.
Các bác sỹ đến đưa anh qua phòng cấp
cứu được một hồi, tôi ngồi ngoài đợi
rồi được thông báo là anh đã đi rồi.
Không biết phải làm sao, tôi như
người mất hồn. Ngồi trong bóng tối
một mình, đến tận sáng tôi mới dám
điện thoại về nhà cho mọi người. Anh
tôi đã ra đi mang theo nỗi đau về
thế giới bên kia để mong người ở lại
không phải đau lòng. Ai ngờ..." -
Anh Tuấn bỏ lửng câu nói.
"Lá vàng khóc lá
xanh"
Đến giờ, mọi
người đã có thể nhận thấy nhà báo
Hoàng Hùng đã ra đi mang theo nhiều
điều oan khuất mà chỉ muốn một mình
anh gánh chịu. Tuy nhiên, nỗi đau
giằng xé mà anh mang sang thế giới
bên kia vẫn còn dai dẳng cho những
người ở lại.
Mẹ của Hoàng Hùng, bà Nguyễn Thị Kim
Nga, nghẹn ngào: "Tôi như lá vàng
phải làm chuyện ngược đời là tiễn
đưa kẻ đầu xanh. Sáng ngày 21-2, anh
sui của tui (cha của Trần Thúy Liễu
- PV) sang nhà tôi. Ảnh rót ra một
ly rượu rồi quỳ xuống xin lỗi.
Tui phải đỡ ông
ấy dậy và nói: "Tui đã mất thằng con
trai thì giờ không muốn mất thêm
người con dâu nữa, vả lại anh cũng
đâu có lỗi gì. Điều quan trọng nhất
là bây giờ chúng ta phải động viên
và chăm lo cho hai cháu được ăn học
đàng hoàng, noi gương cha là một
người luôn sống vì chính nghĩa..."!.
Đó cũng là điều mà bây giờ tui và
những người lớn tuổi còn lại phải có
trách nhiệm...!".
Theo Đời
sống & Pháp luật
Lời tự bạch lúc rạng sáng của con
gái nhà báo Hoàng Hùng
Con gái nhà
báo Hoàng Hùng cho biết, trong quá trình
ông điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy,
ông Tâm nguyên cán bộ Quản lý thị
trường tỉnh Long An có "rêu rao" rằng
nhà báo Hùng viết báo đụng chạm nên bị
người ta kêu "xã
hội đen" xử. "Chú Tâm ghé nhà nói
với mẹ: Em
không làm em không có gì phải sợ”...
Rạng sáng 24/2, em Nguyễn
Hồng Nhung, 20 tuổi, con gái lớn của nhà
báo Hoàng Hùng
đã gọi điện cho PV Báo CAND cung cấp
nhiều thông tin liên quan mối quan hệ
giữa ông Nguyễn Văn Tâm,
nguyên cán bộ Quản lý thị trường tỉnh
Long An và mẹ em.
Em Nhung cho biết: Những nội dung em
trao đổi với PV Báo CAND là hoàn toàn
đúng sự thật; em nói ra để mong dư luận
hiểu rõ bản chất, nguyên nhân nỗi đau
trong gia đình em.
Nguyễn Hồng Nhung bắt đầu
buổi trò chuyện bằng nỗi bức xúc: "Từ
khi ba bị đốt chết đến ngày mẹ đi đầu
thú, em và các dì dù được các chú Công
an triệu tập lấy lời khai phục vụ cho
quá trình điều tra vụ án nhưng đều không
nói gì nhiều đến quan hệ giữa mẹ và chú
Tâm, dù rằng mối quan hệ ấy trên mức
tình bạn, dùng từ "tình
nhân" cũng không sai chút nào.
Lúc mẹ chưa đầu thú, em và các dì nghĩ
nếu nói rõ điều đó thì sợ mẹ bị tai
tiếng, làm buồn lòng ông ngoại và em
Châu, mất danh dự của ba. Đến khi mẹ
được chú Đấu và dì Hai (bà Trần Thúy
Loan, chị cả của bà Liễu - PV) đưa đến
cơ quan điều tra, em và các dì dù có
nhiều nghi vấn rằng mẹ không thể trực
tiếp ra tay sát hại ba, rằng mẹ có người
giúp sức nhưng cũng không làm lớn chuyện
mối quan hệ giữa mẹ và chú Tâm, bởi sợ
làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình chú
ấy. Nay em quyết định nói sự thật vì
biết qua trả lời với báo chí,
chú Tâm phủ
nhận mối quan hệ và đổ hết tiếng oán cho
mẹ em. Tự bạch không đúng sự
thật của chú Tâm có nhiều điểm nghi vấn
biết đâu có liên quan đến vụ án!".
Hồng Nhung cho biếtmối quan hệ giữa bà Liễu và
ông Tâm kéo dài hơn 3 năm qua và chính
mối quan hệ đó khiến gia đình em ngày
càng nặng nề với "ba mẹ bất hòa, ông
ngoại và các dì buồn lòng, em và em Châu
chán nản".
Sau những tiếng nấc
nghẹn ngào, Nhung thở dài, cho biết: "Chú
Tâm thường xuyên tới nhà rủ mẹ em đi
uống cà phê, đi "tâm sự". Những khi ba
đi công tác, chú Tâm đến nhà thường
xuyên, có lần em về nhà bắt gặp ổng mặc
quần xà lỏn". Hồng Nhung biện giải: "Mẹ
em vừa thương vừa sợ chú Tâm. Thương vì
chú Tâm rất chiều mẹ, khi mẹ có chuyện
bực mình với ba, mẹ tâm sự thì bao giờ
chú ấy cũng vuốt đuôi, đổ thêm dầu vào
lửa, càng như vậy mẹ càng chán ghét ba
hơn. Mẹ sợ chú Tâm bởi nhiều lúc ổng rủ
đi chơi, mẹ không muốn đi thì chú Tâm
dọa sẽ làm um xùm về mối quan hệ giữa 2
người".
PV: Phản ứng
của em và ba em (nhà báo Hoàng Hùng) và
các thành viên trong gia đình khi ấy ra
sao?
Hồng Nhung:Ai cũng buồn bực, chán nản, nhưng
khuyên mãi mẹ chẳng nghe, mẹ bảo vệ chú
Tâm, giận người khuyên bảo mình. Các dì
sợ làm lớn chuyện sẽ ảnh hưởng đến danh
dự của gia đình, nhất là danh dự một nhà
báo như ba... nên mặc kệ. Về phần ba, ba
cũng biết mối quan hệ ấy, giữa chú Tâm
và mẹ nhưng vì thương tụi em, sợ chuyện
tan vỡ sẽ làm tụi em buồn chán, mặc cảm
nên ba cắn răng chịu đựng…
PV: Mẹ em có
lần nào đi casino với chú Tâm không?
Hồng Nhung:
Hầu như tuần nào mẹ cũng bao xe du lịch
đến Mộc Hóa sang casino chơi bài. Mẹ đi
với một số bạn bè và nhiều lần đi với
chú Tâm, chủ yếu đi vào thứ 7, chủ nhật.
Em cũng có nhiều lần đi cùng nên biết
chú Tâm đi và ăn chơi trong casino bằng
tiền của mẹ. Chú Tâm không chơi nhiều,
chơi mỗi ván vài chục đến vài trăm ngàn
thôi. Thắng thì ổng giữ tiền, còn thua
thì ổng lấy từ mẹ. Mẹ em hay cho tiền
ổng lắm, nên khi ổng nói mẹ nợ đến 150
triệu đồng, em bức xúc lắm. Ổng là
nguyên nhân khiến gia đình em tan nát,
giờ thấy mẹ em như vậy thì không những
phủi tay mà còn đổi trắng thay đen nữa…
Ngày
lại ngày, cụ Nguyễn Thị Kim Nga
(mẹ nhà báo Hoàng Hùng) vẫn mong
cơ quan chức năng sớm làm rõ
những uẩn khúc xung quanh cái
chết của con trai mình.
Hồng Nhung cho biết, rạng sáng 19/1, thời điểm nhà báo Hoàng
Hùng bị đốt cháy kêu cứu, em gái Nhung
là Lê Hồng Châu (học sinh lớp 7) nằm ở
phòng đối diện nghe tiếng nhiều bước
chân ùa xuống cầu thang, sau đó thì mẹ
và chú Sữa xuống giúp ba.
"Khi ba kêu cứu, một
mình ba trong tình trạng bị đốt cháy
không thể tạo ra tiếng bước chân mạnh và
dồn dập như vậy. Nhất là khi ba ở trong
phòng, còn em Châu thì nghe tiếng bước
chân hướng xuống cầu thang".
Trong quá trình nhà
báo Hoàng Hùng được đưa đi điều trị tại
Bệnh viện Chợ Rẫy, Hồng Nhung cho biết
ông Tâm có "rêu rao" rằng
anh Hùng viết
báo đụng chạm nên bị người ta kêu "xã
hội đen" xử. "Khi ba nằm viện, chú Tâm
ghé nhà nói với mẹ:
Em không làm em
không có gì phải sợ. Ai hỏi có sao em
nói vậy, chẳng ai bắt bớ gì em đâu".
Những tâm tình của
Hồng Nhung về mối quan hệ tình cảm giữa
mẹ em và ông Nguyễn Văn Tâm, chúng tôi
không bình luận gì. Chỉ mong rằng nếu sự
việc đúng như ông Tâm khẳng định trước
đó, chỉ là quen biết, bạn bè đơn thuần
với bà Liễu thì cơ quan chức năng cần
làm sáng tỏ, nhằm tránh tình trạng ông
này chịu tiếng oan. Bằng không, mâu
thuẫn trong lời nói giữa ông Tâm và em
Hồng Nhung cùng những người chị của bà
Thúy Liễu có thể là tình tiết quan trọng
để cơ quan điều tra làm rõ chuyện bà
Liễu sát hại chồng có sự xúi giục, tiếp
tay của đồng phạm?!
N.T.Dũng
Những "áp lực"
khi điều tra vụ
sát hại nhà báo
Hoàng Hùng
Một cán bộ điều tra
bộc bạch: "Những
người thân trong gia
đình, bạn bè, lối
xóm có người gặp
trực tiếp, có người
điện thoại nói với
tôi sao Công an
không bắt bà Liễu
ngay mà còn chờ đợi
gì nữa". Rồi lại có
hàng tá thông tin xuất
hiện nhan nhản trên mặt
báo, mặc dù cơ quan
Công an chưa cung
cấp bất cứ thông tin
nào.
>> Những uẩn khúc
trong vụ sát hại nhà
báo Hoàng Hùng
Trong
những ngày qua, đi
đến đâu chúng tôi
cũng nghe mọi người
bàn tán xôn xao vụ
án nhà báo Hoàng
Hùng bị thiêu chết.
Ít ai bất ngờ trước
thông tin bà Trần
Thúy Liễu - vợ nạn
nhân là hung thủ,
bởi từ khi nhà báo
Hoàng Hùng qua đời,
từ các thông tin
được đăng tải trên
các báo, mạng
Internet… đều đặt
nghi vấn nghi can số
1 của vụ án này
chính là vợ nạn nhân.
Trước áp lực của dư
luận và của người
thân trong gia đình,
bà Trần Thúy Liễu đã
phải ra đầu thú. Từ
đây cũng giải toả
được áp lực đối với
Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Long An…
Theo thông
tin chính
thức mà
chúng tôi
nắm được từ
Viện Kiểm
sát nhân dân
tỉnh Long An
thì đến
chiều 24/2,
cơ quan này
vẫn chưa phê
chuẩn quyết
định khởi tố
bị can đối
với bà Trần
Thúy Liễu về
tội "giết
người".
Ngay sau khi nhà báo
Lê Hoàng Hùng bị đốt,
công tác khám nghiệm
hiện trường của lực
lượng Công an tỉnh
Long An lập tức được
triển khai.
Bằng cặp mắt nhà
nghề, các điều tra
viên xác định ngay
đây là hiện trường
giả, không có dấu
vết của hung thủ đột
nhập từ bên ngoài
vào gây án. Như vậy,
kẻ thủ ác phải là
người ở trong ngôi
nhà của nạn nhân.
Nhưng liệu kẻ gây án
có lợi dụng sơ hở
của gia chủ lẻn vào
nhà ẩn nấp chờ đến
đêm khuya gây án?
Giả thiết ấy được
đặt ra, song câu trả
lời cũng đã quá rõ,
chính sợi dây dù cột
ở lan can một cách
sơ sài ở tầng 1 đã
chứng minh là không
có khả năng này.
Và
như vậy, tất nhiên,
hướng điều tra tập
trung vào bà Trần
Thúy Liễu, vợ của
nạn nhân. Vì vụ án
đang trong quá trình
điều tra, cơ quan
Công an chưa thể
cung cấp thông tin
cho báo chí, song,
từ nhiều nguồn tin
khác nhau mà các
phóng viên thu thập
được đã đặt nhiều
nghi vấn, chính xác
hơn là "nói bóng nói
gió" về kẻ đã đốt
nhà báo Hoàng Hùng
là vợ của nạn nhân
nhưng cũng chỉ dừng
ở mức độ "chờ cơ
quan điều tra làm rõ".
Thông tin nghi vấn
nhắm vào bà Liễu
thật sự bùng nổ khi
nhà báo Hoàng Hùng
qua đời vào ngày
29/1/2011. Hằng ngày,
trên các phương tiện
thông tin đại chúng,
mạng Internet… xuất
hiện hàng loạt thông
tin xung quanh việc
bà Trần Thúy Liễu bị
nợ nần do sang
Campuchia đánh bạc;
việc bà đòi bán nhà
nhưng nhà báo Hoàng
Hùng không đồng ý,
rồi chuyện bà có
quan hệ "trên mức
bình thường" với
người này, người nọ…
và đặt thẳng nghi
vấn bà Liễu có liên
quan đến cái chết
của nhà báo Hoàng
Hùng.
Theo lời
khai ban đầu
của bà Liễu
- do xây
dựng căn nhà
này mà vợ
chồng bà nợ
nần dẫn đến
mâu thuẫn
gay gắt…
Trước những thông
tin như vậy thật sự
là một áp lực cho cơ
quan điều tra. Một
cán bộ điều tra
Phòng CSĐT tội phạm
về TTXH Công an tỉnh
Long An, bộc bạch: "Những
người thân trong gia
đình, bạn bè, lối
xóm có người gặp
trực tiếp, có người
điện thoại nói với
tôi sao Công an
không bắt bà Liễu
ngay mà còn chờ đợi
gì nữa, chuyện đã rõ
như ban ngày còn gì?!
Tôi phải giải thích
cho họ hiểu muốn bắt
người phải có đầy đủ
chứng cứ thuyết phục
thì Viện kiểm sát
mới phê chuẩn, chứ
đâu phải muốn bắt
thì bắt".
Không chỉ có người
dân thường mà ngay
cả lãnh đạo Tỉnh ủy,
UBND tỉnh Long An
cũng liên tục hối
thúc Cơ quan CSĐT
nhanh chóng tìm ra
hung thủ để giải tỏa
áp lực của dư luận.
Trước yêu cầu cấp
bách đó, hầu hết các
cán bộ, chiến sĩ
trong Phòng CSĐT tội
phạm về TTXH, Công
an tỉnh Long An phải
làm việc cật lực, kể
cả trong những ngày
Tết để sớm tìm ra
hung thủ. Thời gian
lúc này đối với Ban
chuyên án cứ như
dòng nước chảy xiết,
bởi mỗi ngày trôi
qua, lại có hàng tá
thông tin, chẳng
biết từ đâu mà xuất
hiện nhan nhản trên
khắp các mặt báo,
mặc dù cơ quan Công
an chưa cung cấp bất
cứ thông tin nào.
"Những
thông tin như thế
này không chỉ gây
khó khăn cho cơ quan
điều tra mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến
gia đình, họ hàng bà
Trần Thúy Liễu, nhất
là đối với hai đứa
con của nhà báo
Hoàng Hùng. Nếu
chẳng may vì không
chịu nổi búa rìu dư
luận, bà Liễu và các
con làm chuyện liều
lĩnh thì…" - Người
cán bộ điều tra nói
trên ưu tư khi nhớ
đến giai đoạn vừa
qua, tức trước khi
bà Liễu đến cơ quan
Công an đầu thú.
Một ngày sau khi bà
Liễu ra đầu thú,
chúng tôi gặp Thượng
tá Phạm Hữu Châu,
Chánh Văn phòng Công
an tỉnh Long An tại
trụ sở. Ông Châu cho
hay, mặc dù việc bắt
bà Liễu chỉ còn là
vấn đề thời gian
nhưng khi bà Liễu ra
đầu thú thì những
người trong Ban
chuyên án thở phào
nhẹ nhõm vì rút ngắn
được khá nhiều thời
gian.
Tại cơ quan Công an,
bà Liễu khai nhận
chỉ một mình bà thực
hiện tội ác, nguyên
nhân xuất phát từ
mâu thuẫn vợ chồng
liên quan đến chuyện
tiền nong. Thế nhưng
có báo viết chắc như
"đinh đóng cột" là
"vụ án này có một
đồng phạm và cơ quan
điều tra sẽ bắt đối
tượng này ngay trong
ngày 21/2". Xem
thông tin xong, cả
Ban Giám đốc Công an
tỉnh chỉ biết lắc
đầu. Thượng tá Phạm
Hữu Châu phân tích,
viết như thế, nếu
quá trình điều tra
thật sự không có
đồng phạm thì dư
luận có thể cho rằng
vụ án này cơ quan
Công an đã bỏ sót
người phạm tội?!
Về
phía bạn đọc, sáng
24/2, anh Đức, một
người dân ngụ ở quận
3, ngay sau khi đọc
xong một số tờ báo
cũng có ý kiến phàn
nàn với tôi rằng,
nội cái chuyện khởi
tố bị can đối với bà
Trần Thúy Liễu mà có
báo nói Viện kiểm
sát đã phê chuẩn
khởi tố bị can, bắt
tạm giam bà Liễu 3
tháng; có báo thì
lại khẳng định Viện
kiểm sát chưa phê
chuẩn… nên người đọc
chẳng biết đâu mà
lần.
Đem những phàn nàn
này trao đổi với một
số đồng nghiệp đang
theo dõi thông tin
về vụ án nhà báo
Hoàng Hùng bị thiêu
chết thì họ đều tỏ
ra khá bức xúc: "Vụ
án nhà báo Hoàng
Hùng bị đốt chết là
một trong những
thông tin "nóng"
nhất hiện nay. Nhu
cầu được biết về
diễn tiến vụ án của
bạn đọc thì cứ sôi
sùng sục, trong khi
đó cơ quan điều tra
thì chưa cung cấp
thông tin chính
thức, vì vậy buộc
lòng họ phải lùng
sục để tìm nguồn
thông tin. Mà thông
tin không chính thức
thì có lúc cũng…
không chính xác!".
Từ
đó, những người làm
báo mong rằng, đối
với những vụ án gây
xôn xao dư luận,
thông tin chi tiết
thuộc về nghiệp vụ
trong quá trình điều
tra án thì cơ quan
điều tra không cung
cấp thông tin cho
báo chí là lẽ đương
nhiên, nhưng khi
hung thủ ra đầu thú,
bị bắt giữ, bị khởi
tố bị can… thì cần
cung cấp thông tin
chính thức cho báo
chí để đảm bảo thông
tin không bị sai
lệch như chúng tôi
đã viện dẫn
Bi kịch bỗng nhiên
ập lên đầu 2 đứa trẻ khi lâm vào
cảnh mất cha và mẹ phải tù tội. Một
tháng trời với nhiều luồng dư luận
khác nhau, nhưng hứng chịu tất cả là
2 đứa trẻ còn non nớt đến tội nghiệp.
Bà Trần
Thị Thuý Nga bên cạnh đứa
con út của cố nhà báo Hoàng
Hùng, cháu Lê Hồng Châu.
“Dù sao mẹ
vẫn là mẹ của con”
Hôm gặp tôi, 2 cô
con gái của nhà báo Hoàng Hùng đã
khóc cạn nước mắt. Con gái lớn của
anh, cháu Lê Hồng Nhung (17 tuổi)
đau đớn: “Con đã mất ba, giờ lại "mất"
mẹ. Con chỉ mong pháp luật đừng trị
mẹ con nặng quá! Trị tội mẹ con nặng
thì ba con cũng đâu có sống lại được”.
Đó là hôm mà bà
Trần Thuý Liễu (là vợ, cũng là hung
thủ sát hại nhà báo Hoàng Hùng) vừa
ra đầu thú tại cơ quan công an đúng
2 ngày. Mất chỗ nương tựa, hai đứa
trẻ chuyển hẳn về sinh sống tại nhà
bà Trần Thị Thuý Nga (chị cả của bà
Liễu) cách nhà của chúng chỉ hơn
300m.
Cháu Hồng Nhung đã
lớn để biết hết áp lực dư luận đang
chĩa về gia đình nhỏ bé của chúng,
còn cháu Hồng Châu quá nhỏ. Châu vẫn
đến trường, vẫn cười vẫn vui vẻ khi
trò chuyện với các đồng nghiệp của
ba.
Hơn 1 tháng trời
nay, có lẽ là những tháng ngày khủng
khiếp nhất cuộc đời của 2 đứa trẻ.
Những ngày bà Liễu liên tục bị cơ
quan công an triệu tập, cháu Hồng
Nhung mỗi khi đến trường liên tục bị
bạn bè, người đời chỉ mặt xầm xì “có
cảnh lạ lùng, mẹ thiêu chết cha”.
Rồi cháu kể với tôi
rằng, có lần đến lớp, một cô giáo đã
nói đại ý rằng mẹ Nhung là người đốt
chết cha Nhung. Lúc ấy, bà Liễu vẫng
đang bị mời làm việc hàng ngày.
Chính không chịu nổi áp lực đó mà
cháu Hồng Nhung (học lớp 11 trường
tư thục Huỳnh Ngọc, trụ sở ở đường
Nguyễn Thái Bình, P.3, TX. Tân An)
đã phải bỏ học từ đó đến nay.
Bé Hồng Châu thì do
còn nhỏ tuổi, hồn nhiên hơn nên
không màng đến những lời châm chích
đau đớn. Hàng ngày, cháu vẫn đến
trường đều đặn nhưng chuyện học có
phần sao nhãng, sa sút thấy rõ.
Hồng Châu nhớ và kể
lại rằng: “Con đã nhiều lần chứng
kiến ba mẹ cãi nhau dữ lắm! Ba bình
thường ít la mẹ, chỉ có mẹ hay chửi
ba thôi. Có lúc mẹ đòi li dị ba,
nhưng con bảo rằng ba mẹ mà li dị
con sẽ chết”. Có lẽ chính vì thế mà
Hoàng Hùng đã cố gắng nhún nhường,
giữ bình yên cho cái mái ấm nhỏ của
mình, cho nên mới dẫn đến tấn bi
kịch?
Tôi có hỏi 2 đứa
trẻ rằng “Các con có thấy giận mẹ
không?”. Hồng Nhung nước mắt ngắn
dài nói: “Lúc mẹ đi đầu thú, con đau
đớn lắm. Ban đầu con giận mẹ kinh
khủng, nhưng nghĩ lại dù sao mẹ cũng
là mẹ của con”.
“Con sẽ học
cố học”
Hôm chúng tôi đến,
cũng là lúc Hồng Nhung đang đọc một
số bài báo viết về vụ án của ba mẹ
cháu. Hồng Nhung bức xúc vì những
bài báo này dẫn lời những người hàng
xóm nói về chuyện riêng tư của gia
đình em, mà những người thân trong
gia đình cũng không hề hay biết. Vài
ngày nay, khi các đồng nghiệp của ba
cháu tìm đến thăm hỏi, Nhung cứ lảng
tránh ống kính máy ảnh. Tôi cảm nhận
Hồng Nhung quá sợ việc có mặt trên
bài báo.
Hôm đó, cũng có một
niềm vui nho nhỏ đến với 2 đứa trẻ,
ngoài việc chúng được dì hai báo cho
biết tin là Ban biên tập báo Người
Lao Động thành lập quỹ hỗ trợ 2 con
của Hoàng Hùng. Ngoài ra, báo Phụ nữ
TP.HCM cũng hứa sẽ hỗ trợ đưa 2 cháu
đến học tại một trường PTTH tư thục
tại TP.HCM.
Tôi có hỏi 2 cháu
rằng “các con có muốn đi học trên đó
không?”. Hồng Châu rụt rè, ít nói
nhưng cũng chia sẻ: “Chúng con sẽ đi
học ở Sài Gòn. Chứ học ở đây bạn bè,
người ta nói mẹ con giết ba con hoài!
Chắc chịu không nổi”.
Còn cháu Hồng Nhung
tâm sự: “Chúng con sẽ cố học, để đền
đáp công ơn của các cô, chú”. Bà
Trần Thị Thuý Nga cũng bộc bạch:
“Giờ dì cũng như là mẹ rồi. Tôi hứa
với 2 đứa là dì sẽ không bao giờ bỏ
rơi mấy đứa đâu”.
Bà Nga còn hứa, nếu
Hồng Nhung và Hồng Châu đi TP.HCM
học thì mỗi tuần vào những chiều thứ
6, bà sẽ đón 2 cháu về thăm nhà. Rồi
chuyện trông nom nhà cửa, bà sẽ đứng
ra lo lắng. Và có thể ở môi trường
mới, biết đâu 2 đứa trẻ sẽ tạm thời
quên đi nỗi đau kinh hoàng nhất
trong cuộc đời của chúng.
Cuối buổi trò
chuyện với tôi, bà Nga tâm sự: “Dù
sao chuyện đau lòng cũng đã lỡ xảy
ra rồi. Chuyện Liễu mang tội giết
chồng, tội nặng, nhẹ như thế nào sẽ
có pháp luật trừng trị. Liễu phạm
tội chứ đâu phải cả gia đình, dòng
họ của nó gây nên chuyện đó? Tôi hi
vọng xã hội có cái nhìn thiện cảm
hơn”.
“Mấy hôm nay 2 đứa
con của Hoàng Hùng không có một giấc
ngủ yên, cứ đêm đêm là nghĩ ngợi,
khóc rất nhiều. Dù sao chúng cũng
chỉ là 2 đứa trẻ vô tội. Tôi hi vọng
xã hội nhìn chúng nó một cách đồng
cảm, chia sẻ về nỗi đau quá lớn này”
– bà Nga trút những tâm sự từ đáy
lòng và nhìn trìu mến về hướng 2 đứa
cháu...
Nhà báo
Hoàng Hùng - Một mình ôm lấy muộn
phiền Thương vợ,
thương con nhà báo Hoàng Hùng cố làm
tròn trọng trách người chồng, người
cha dù nhiều lúc muộn phiền, khổ tâm
khó có thể tâm sự cùng ai, mãi đến
lúc xuôi tay...
Nhà báo
Lê Hoàng Hùng (bìa trái)nhận
giải báo chí của Hội Nhà báo
TP HCM viết về người tốt
việc tốt năm 2010.
Chân tình, khẳng
khái, hết lòng vì người khác. Đó là
cảm nhận của tất cả những ai từng
tiếp xúc và làm việc với nhà báo
Hoàng Hùng. Thế nhưng, ít ai biết
rằng trong anh có những nỗi niềm
riêng khó có thể tâm sự.
Gia đình - hai
tiếng thiêng liêng
Thời gian tôi
gắn bó với nhà báo Hoàng Hùng nhiều
nhất là khi cùng công tác tại Văn
phòng Đại diện của Báo Người Lao
Động ở Cần Thơ. Tác nghiệp, viết bài
xong, anh thường khéo léo từ chối
nhiều cuộc nhậu vì muốn trở về mái
ấm gia đình - bên người vợ trẻ và
hai con thơ.
Sau này, anh tâm
sự: “Anh từ chối ăn nhậu không phải
vì sức khỏe không tốt mà vì anh là
lao động chính trong gia đình. Nếu
“chơi” như tụi em, cả nhà anh sẽ...
chết đói mất”.
Cũng từ đó, dù
xông xáo trong công việc nhưng khi
trở về, gương mặt anh luôn phảng
phất một nỗi muộn phiền. Thỉnh
thoảng, anh em ngồi hàn huyên, anh
thở dài: “Một mình “cày xới” để nuôi
cả gia đình khổ lắm...”.
Rồi một lần anh
tâm sự: “Phải chi vợ anh có việc làm
như những người khác thì hay biết
mấy...”. Thương vợ, thương con, anh
cố gắng làm tròn trọng trách người
chồng, người cha dù nhiều lúc mệt
mỏi, muộn phiền, khổ tâm không biết
san sẻ cùng ai. Anh nói: “Điều quan
trọng nhất giúp anh chịu đựng tất cả
là các con được ăn học nên người”.
Ba ngày trước
khi gặp nạn, anh và tôi cùng đi dự
tiệc cưới một đồng nghiệp ở TPHCM.
Ngồi trên xe, anh trầm lặng, có vẻ
suy nghĩ lung lắm. Phải một lúc gợi
mở, anh mới nói: “Hiện giờ, anh đang
khổ lắm vì còn nợ nần. Chắc phải bán
nhà để trả...”. Tôi hỏi anh “nợ gì”
thì anh lái sang chuyện khác.
Anh N., một sĩ
quan Công an tỉnh Tiền Giang, anh em
kết nghĩa với nhà báo Hoàng Hùng,
cho biết trước đây, khi làm lễ kết
nghĩa, cả hai hứa luôn giúp nhau
trong hoạn nạn.
Theo anh N.,
những lần buồn phiền vợ, anh Hùng
thường tìm anh tâm sự. Hai ngày
trước khi gặp nạn, anh Hùng đã về
Tiền Giang gặp anh N. “Dường như
Hùng muốn tâm sự với tôi điều gì đó
nhưng khơi mãi anh vẫn không nói.
Anh chỉ cho biết có lẽ do xây nhà
không đúng hướng nên gia đình gặp
lục đục....” - anh N. kể.
Bà Trần Thúy Nga,
chị bà Trần Thúy Liễu, vợ nhà báo
Hoàng Hùng, cho biết vợ chồng anh
thỉnh thoảng cũng có xích mích nhưng
anh không tâm sự với ai. “Hùng rất
thương vợ con, luôn lo lắng, không
an tâm vì sợ các con bị này, bị nọ.
Nhất là bé Lê Hồng Châu, cháu vẫn
còn nhỏ...” - bà Nga thở dài.
Cố gắng vượt qua
nỗi đau
Trưa 22-2, trò
chuyện qua điện thoại với chúng tôi
về tình hình sức khỏe cũng như tâm
lý của hai cháu Nhung - Châu, bà
Trần Thúy Nga cho biết các cháu vẫn
sinh hoạt bình thường.
Gia đình hai bên
nội, ngoại cũng như đồng nghiệp của
nhà báo Hoàng Hùng đã dành nhiều
thời gian tâm sự, chia sẻ, tìm cách
sớm ổn định tâm lý cũng như cuộc
sống hai cháu, vì vậy các cháu cũng
yên tâm phần nào.
Sáng cùng ngày,
Châu vẫn đi học và không nói gì về
chuyện của gia đình. “Tội nghiệp,
cháu chịu nhiều áp lực nhưng vẫn cố
gắng đi học”- bà Nga thổ lộ.
Theo cô Thanh
Tuyền, giáo viên chủ nhiệm của Châu,
việc học của cháu thời gian gần đây
có phần sao nhãng.
“Tôi bảo với em:
Bây giờ, ở trường, cô là mẹ; ở nhà,
dì là mẹ. Vì vậy, có bất kỳ gút mắc
gì, em hãy tâm sự với cô và dì,
không nên để trong lòng. Cô sẽ cố
gắng hết sức để giải quyết giúp em.
Vẫn biết mất mát của hai chị em là
rất lớn nhưng em hãy nén đau
thương... Cố gắng học hành là nhiệm
vụ duy nhất của em trong lúc này.
Châu cho biết em vẫn bình thường và
sẽ cố gắng vượt qua...” - cô Tuyền
cho biết.
Thông tin này đã
giúp chúng tôi bớt đi phần nào nỗi
âu lo. Trong hoạn nạn, các cháu đã
nhận được tình yêu thương, đùm bọc
của gia đình hai bên nội - ngoại,
thầy cô giáo, bạn bè và nhất là sự
chung tay giúp sức của nhiều tấm
lòng nhân ái, hảo tâm trong xã
hội...
Vì vậy, chúng
tôi càng thấm thía một điều rằng:
Tình thương, sự cảm thông sẽ là điểm
tựa giúp các cháu đứng vững và vượt
qua dông tố cuộc đời.
Theo
Minh Sơn – Tố Trâm Người lao động
19:57 | 23/02/2011
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/528910/Hai-con-nha-bao-Hoang-Hung-duoc-bao-ve.html Hai con nhà báo
Hoàng Hùng được bảo vệ
Theo Phó Giám
đốc Sở GD-ĐT Long An, để tạo điều
kiện, khích lệ hai con nhà báo Hoàng
Hùng đến trường, có thể xem xét việc
miễn giảm học phí cho Châu và
Nhung,
đồng thời cấm tuyệt đối giáo viên,
học sinh bàn tán chuyện cá nhân, ảnh
hưởng đến hai em.
Con gái
lớn nhà báo Hoàng Hùng trong
lễ tang cha. Ảnh:
Internet
Bà Trương
Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT
Long An cho biết, Sở sẽ chỉ đạo các
phòng GD-ĐT và các trường tạo mọi
điều kiện để hai con của nhà báo
Hoàng Hùng đến trường.
“Không riêng
ngành giáo dục mà nhiều ngành, tổ
chức xã hội khác trong tỉnh sẽ chung
tay giúp đỡ hai em vượt qua cú sốc
gia đình vừa qua. Về phía Sở GD-ĐT,
chúng tôi đảm bảo hai em Châu và
Nhung không gặp phải những trở ngại
về tâm lý khi đến trường như thời
gian trước”, bà Hà chia sẻ.
Cụ thể, Sở GD-ĐT
đã có văn bản đề nghị THCS Thống
Nhất (nơi em Lê Hồng Châu học tập)
chấn chỉnh việc bạn bè, thậm chí
giáo viên có lời nói trực tiếp hoặc
xì xào, bàn tán trong trường gây ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý của Châu.
Đồng thời, chỉ đạo trường thường
xuyên làm công tác tư vấn tâm lý,
định hướng, động viên, khích lệ tinh
thần để không xảy ra việc Châu bỏ
học giữa chừng.
Bà Hà cho biết,
một phóng viên báo Phụ nữ TP HCM
thông tin em Lê Hồng Nhung, học sinh
lớp 11, con gái đầu của nhà báo
Hoàng Hùng, đã bỏ học ở trường cũ có
nguyện vọng đi học lại ở một trường
mới. Tuy nhiên, đến hôm nay, Sở GD-ĐT
Long An vẫn chưa nhận được đơn đề
xuất của học sinh này.
"Sở GD-ĐT rất
khuyến khích em Nhung đi học trở lại.
Chúng tôi sẽ giải quyết đề nghị của
em Nhung ngay sau khi nhận được đơn
đề nghị. Ngoài ra, đại diện Sở sẽ
làm việc trực tiếp với trường Nhung
đến học, quán triệt giáo viên, học
sinh tuyệt đối không bàn tán chuyện
cá nhân, làm ảnh hưởng đến tinh thần,
việc học của Nhung”, bà Hà nói.
Cũng theo bà Hà,
để tạo điều kiện, khích lệ Châu và
Nhung đến trường, Sở GD-ĐT có thể
miễn giảm học phí nếu hai em gặp khó
khăn và có những hỗ trợ khác trong
học tập, nếu cần thiết.
Dư luận đã lên án rất nhiều về hành động của bà
Liễu nên không cần bình luận thêm gì về vần đề này. Việc
cấp thiết cần làm lúc bấy giờ là phải giữ cho bà Liễu
sống bằng mọi giá, bằng cách động viên an ủi, phổ biến
cho bà về chính sách khoan hồng v.v...
Vì theo suy nghĩ cá nhân
không chỉ có bà Liễu là hung thủ gây án, ít nhất là phải
có một kẻ đồng phạm, có thể không tham gia trực tiếp vào
việc giết nhà báo nhưng có thể là tác nhân khiến bà Liễu
phải nghĩ đến việc giết nhà báo để lấy tiền trả nợ, để
trả thù về bài báo “Những chuyện “lùm xùm” ở Chi cục
QLTT Long An” chẳng hạn.
Hành vi phạm tội của bà
Liễu xuất phát từ đâu? Nếu những cá nhân là yếu tố góp
phần cấu thành nên hành vi phạm tội của bà Liễu (giả
định trường hợp như lôi kéo bà Liễu sang Campuchia đánh
bạc, cho bà mượn tiền trả nợ để thúc ép bà suy nghĩ và
thực hiện hành vi phạm tội) thì phải xử như thế nào cho
công bằng, cho hợp lòng nhân dân, không thể để bà Liễu
một mình đối diện với tội ác của chính mình mà trong đó
hành vi phạm tội có sự "đóng góp" hoặc thúc ép của kẻ
khác được.
Nếu xử bà Liễu mức án cao
nhất là tử hình liệu có công bằng với bà Liễu hay không
khi Nguyễn Thị Thuận chỉ nhận mức án là chung thân, các
con của bà sau này sẽ sống ra sao khi trong tâm trí của
chúng dường như không còn và cũng chẳng thể hy vọng một
ngày nào đó sẽ gặp lại mẹ. Mọi người hãy tự đặt mình vào
vị trí các con của bà Liễu để thấy được niềm đau của
chúng khi một lúc mất đi cả hai người thân mà chúng
thương yêu nhất. Anh Hoàng Hùng trước lúc mất đi cũng
không hề có biểu hiện bày tỏ sự nghi vấn với ai vì anh
biết chắc rằng nếu nói ra các con anh sẽ lại mất thêm
một người mà chúng thương yêu nhất. Việc mở cho bà Liễu
một con đường sống là cần thiết hay không?
Còn một suy nghĩ khác đó
là về các bài báo về nhà báo Hoàng Hùng. Việc gọi bà
Liễu lên thẩm vấn liên tục chính là nghiệp vụ điều tra
của CSĐT được xem như là biện pháp "tra tấn tinh thần"
để đối tượng không kịp có thời gian suy nghĩ, đầu óc
luôn trong tình trạng mệt mỏi và dễ lộ sơ hở trong công
tác lấy lời khai. Vậy việc báo chí nêu lên các vấn đề
như "Vợ nhà báo Hoàng Hùng liên tục bị thẩm vấn" liệu có
bị lộ công tác nghiệp vụ của ngành công an. Nếu vụ án
trong đó kẻ thủ ác mướn một người khác dàn cảnh một vụ
tai nạn giao thông hay một vụ cướp thì phía công an sẽ
xử lý ra sao?
Phải chăng nên có những
cuộc họp mật của ngành công an để đóng góp những phương
thức điều tra những vụ án như thế này và cũng nên cử một
số cán bộ chủ chốt của ngành đi học tập ở các nước tiên
tiến khác? Rất cám ơn lực lượng CSĐT rất nhiều vì đã
nhanh chóng tìm ra đầu mối của vụ án.
Từ việc vợ nhà báo
Hoàng Hùng đốt chồng và nhiều vụ án gia đình khác, Tiến
sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho
rằng, nguyên nhân sâu xa do động
cơ sống. "Khi con người quay cuồng, đảo điên với
hàng loạt các vấn đề về sự hưởng thụ, ích kỷ, họ có thể
trở nên toan tính, lạnh lùng hơn và dễ tạo nên những tội
ác".
Bà Trần Thúy Liễu trước khi
thú nhận giết chồng. Nguồn: Internet.
Thưa ông, đã xảy ra không ít vụ mà
những người trong gia đình sát hại nhau, gần đây nhất là
vụ nhà báo Hoàng Hùng bị chính vợ mình đốt chết. Ông
nhận xét gì về điều này?
Tiến sĩ
Trịnh Hòa Bình: Tôi cho rằng, câu chuyện vợ
chồng giết nhau xuất phát từ những mẫu thuẫn, xung đột
về tình ái như ghen tuông, cả giận mất khôn… tuy không
phải bình thường hóa nhưng có thể nói nó khá đời thường.
Tuy nhiên, chuyện vợ chồng giết nhau xuất phát từ những
động cơ kinh tế hay tính toán đê hèn khác thì có thể xem
như không nhiều.
Những sự kiện đại
loại như vậy cho thấy, mái ấm gia đình, thiết chế gia
đình đang bị phá vỡ bởi những thành viên chủ chốt trong
lòng nó khi người ta không có được tính hướng thiện,
những hành xử lành mạnh.
Đó là sự suy giảm
đạo đức, chà đạp lên luân thường đạo lý. Đây không chỉ
là sự đứt gãy, lệch chuẩn trong việc theo đuổi các giá
trị của đời sống khi người ta kiếm tìm những giá trị
khác cơ học hơn, kém nhân văn và trở nên “máu lạnh”.
Riêng câu chuyện
của nhà báo Hoàng Hùng và vợ là bà Trần Thị Thúy Liễu,
khi sự việc càng rõ bao nhiêu thì người ta càng thấy nó
lạnh lùng, trần trụi và đau lòng bấy nhiêu. Người vợ
trong trường hợp này bị quay cuồng, kéo giật bởi những
toan tính, thù lợi để rồi trượt dài về lối sống và nhân
cách, đã chọn hy sinh mối quan hệ vợ chồng trong tổ ấm
với những đứa con chuẩn bị bước vào đời.
Nhắc đến hai
người con của nhà báo Hoàng Hùng, hiện chúng phải đối
diện với một sự thực đau lòng không dễ vượt qua. Theo
ông, từ phía gia đình, nhà trường và xã hội nên có biện
pháp gì để hỗ trợ tâm lý cho chúng?
Trong trường hợp
này, hai con của nhà báo Hoàng Hùng có thể phải chịu sự
dè bỉu, kỳ thị của xã hội… Nỗi đau này không dễ đối diện.
Do vậy, tôi nghĩ, phía người thân của hai đứa trẻ nên
theo dõi những biến thái trong tâm lý các cháu và động
viên theo cách của người phương Đông là giải thích cho
chúng hiểu đó cũng chỉ là câu chuyện của “số phận.”
Còn, đối với xã hội,
chúng ta có thể giúp cho hai cháu tham gia nhiều hơn vào
các hoạt động xã hội hoặc tạm tách chúng khỏi môi trường
bị kỳ thị bằng cách đưa lại không gian thân thiện, chia
sẻ và cảm thông. Hơn nữa, có thể cho các cháu hiểu chúng
phải vượt qua nỗi đau để sống và sửa lỗi cho mẹ mình.
Rõ ràng tội
phạm và cái ác đã không trừ cả những gia đình vốn được
coi là văn hóa?
"Tôi cho rằng, nguyên nhân sâu
xa là là những động cơ sống. Khi con người quay
cuồng, đảo điên với hàng loạt các vấn đề về sự
hưởng thụ, ích kỷ, thì họ có thể trở nên toan
tính, lạnh lùng hơn và dễ tạo nên những tội ác"
- Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình.
Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, không phải cứ có
trình độ học vấn cao thì con người ta chắc chắn sẽ hành
xử đúng theo chuẩn mực của cái đẹp theo kiểu “chân,
thiện, mỹ”.
Trong những trường
hợp con người ta đánh rơi mất đạo lý, không nuôi dưỡng
được phần lành mạnh và trong sáng thì tri thức còn trở
thành tiếp tay và đồng phạm để giúp cho những “mưu ma
chước quỷ”.
Theo ông,
nguyên nhân sâu xa của những vụ việc này xuất phát từ
đâu?
Tôi cho rằng,
nguyên nhân sâu xa là là những động cơ sống. Khi con
người quay cuồng, đảo điên với hàng loạt các vấn đề về
sự hưởng thụ, ích kỷ, thì họ có thể trở nên toan tính,
lạnh lùng hơn và dễ tạo nên những tội ác.
Như vậy, đã đến
mức báo động về đạo đức lối sống trong các gia đình chưa,
thưa ông?
Những gia đình ở
Việt Nam vốn dĩ bình lặng, người ta khiêm nhường, ẩn
nhẫn và chịu đựng. Con người Việt từng chịu ảnh hưởng
sâu sắc đạo lý của Nho giáo. Do vậy, nhiều người dân
Việt Nam đã thờ chữ nhẫn, nhẫn nại để tìm cách sống trên
cơ sở sự thỏa hiệp nhất định.
Khi họ đã chối bỏ
chữ đó để đi đến một văn hóa khác, cơ học và có toan
tính, lạnh lùng hơn thì tính nhân văn có phần suy giảm.
Những vụ việc vợ
chống, con cái giết hại nhau, diễn ra gần đây có thể
thấy “văn hóa gia đình” của người Việt Nam đang phải
trải qua những thách thức và đã đến lúc phải gióng lên
hồi chuông cảnh tỉnh.
Theo ông cần
phải làm những gì để duy trì được các giá trị tốt đẹp
trong gia đình và hạn chế những điều đáng tiếc như các
vụ việc trên?
Với sự phân tích ở
trên, tôi thấy, cần phải có những việc làm triển khai
trên quy mô toàn xã hội. Tuy nhiên, chúng không thể
trống giong cờ mở, hay viết ra những bức đại tự để treo
phất phơ đầu gió hay căng cờ đèn vào những dịp lễ.
Việc lấy lại những
giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam nên
chuyển thành một sinh hoạt có tính chất thường xuyên và
tự nhiên. Các thành viên không chỉ có nghĩa vụ yêu
thương nhau mà còn có quyền và trách nhiệm, niềm vui
sống vì nhau. Một công cuộc vận động xã hội như vậy phải
được triển khai ngay từ mỗi gia đình.
Bên cạnh đó, cần có
các thiết chế giáo dục từ các cấp học.
- Xin trân
trọng cảm ơn ông!Theo Thiên Linh Thông Tấn Xã Việt Nam
“Lúc trước tôi chưa biết
chắc em gái tôi phạm tội nên
cũng giữ kín chuyện riêng tư."
Bà Trần Thị Thúy Nga chia sẻ:
Chiều 23/2, trao đổi với PV, bà
Trần Thị Thúy Nga (chị gái bị
can Trần Thúy Liễu) chia sẻ:
“Lúc trước tôi chưa biết chắc em
gái tội phạm tội nên cũng giữ
kín chuyện riêng tư. Bây giờ em
tôi thú tội thì tôi buộc phải
công khai tất cả”.
Bà Nga khẳng định, giữa bà Trần
Thuý Liễu và ông T. (một cán bộ
tại địa phương) chắc chắn là có
mối quan hệ tình ái. Việc này
chính con gái lớn của nhà báo
Hoàng Hùng và bà Trần Thuý Liễu
cũng biết, cũng xác nhận rằng
“con biết rõ mẹ con yêu thương
ông ấy”.
Bà Trần Thị Thuý Nga
(người ngoài cùng,
bên trái) mong mỏi
cơ quan công an xem
xét được tiếp xúc
với bà Liễu, để
khuyên em gái khai
báo thành khẩn, khai
đồng phạm nếu có.
Được biết, những người trong gia
đình bà Liễu và chính bà Nga
cũng khẳng định “cứ mỗi lần ông
Hoàng Hùng đi công tác thì ông
T. xuống nhà gặp bà Liễu. Ngày
nào cũng vậy, bất kể nắng hay
mưa 2 người cũng phải gặp nhau
mới được”.
“Soi mói lại chuyện riêng tư,
chuyện bi kịch gia đình, quan hệ
ngoài vợ ngoài chồng trong giai
đoạn lúc này thì đau đớn lắm!
Nhưng ông T. đã nói trên một số
tờ báo để phủ nhận mối quan hệ
với em tôi, thì buộc tôi phải
lên tiếng” - chị gái bà Thúy
Liễu bức xúc.
Bà Nga chia sẻ, “cháu Nhung (tức
cháu Lê Hồng Nhung, con gái lớn
của nhà báo Hoàng Hùng – PV) đọc
được những lời phát biển của ông
T. mà bức xúc lắm! Cháu định
mang tờ báo lên nhà gặp ông T.
để nói chuyện cho rõ ràng rằng,
nói như thế có xứng đáng hay
không?”.
“Trong nhà, anh Hoàng Hùng thì
nghi ngờ, nhưng cháu Nhung thì
biết rõ lắm” – chị cả của bà
Trần Thúy Liễu xác nhận với PV.
Bà Nga còn bày tỏ: “Chuyện ông
T. có liên quan như thế nào, hay
chỉ vẽ em tôi giết chồng hay
không, chuyện đó tôi không biết.
Đó là việc của cơ quan công an.
Cái tôi và nhiều người trong gia
đình, trong đó cháu Nhung biết
chắc làông T. là người thứ 3
trong chuyện vợ chồng của Hoàng
Hùng...”.
Bà Nga và cháu Lê Hoàng Nhung
kể, có nhiều lúc đi theo bà
Liễu, gặp ông T. trong lúc uống
cà phê. Những lần như thế, khi
bà Liễu than vãn về chồng, thì
ông T. đều thêm vào những lời dè
biểu, chê bai. Thậm chí, lúc
trước bà Liễu xuống nhà các chị,
trong đó có nhà bà Nga thì ông
T. cũng tìm xuống tận nơi để nhỏ
to.
Bà Nga bức xúc, bà đã có ý kiến
đề nghị cán bộ công an cho phép
được vào tiếp xúc với em gái. Bà
cho biết: “Nếu được tiếp xúc,
tôi sẽ khuyên răn em tôi hợp tác
với cơ quan công an, khai báo
đồng phạm. Tôi tin chắc có người
giúp sức em tôi giết chồng (?).
Có thể đồng phạm là người có
quan hệ tình cảm với em tôi. Vì
yêu thương mà nó che giấu...".
“Có thể tôi đem những tờ báo
viết về em tôi, những bài báo mà
người có liên quan nói như thế
nào về mối quan hệ với em tôi.
Để em tôi biết người ta đối xử
với nó như thế nào? Từ đó mà nó
có thể thay đổi suy nghĩ. Nếu có
ai giúp sức phạm tội, thì khai
báo cho rõ ràng, đầy đủ để hưởng
sự khoang hồng của pháp luật” -
bà Nga nói.
"Tôi
quen với hai vợ chồng Hoàng Hùng
nhưng không dính dấp tình cảm
với bà Liễu", ngày 22-2, ông
Nguyễn Văn Tâm, cán bộ quản lý
thị trường tỉnh Long An, đã trả
lời về mối quan hệ với vợ nhà
báo Hoàng Hùng.
“Báo chí đưa tin và cơ quan điều
tra cũng hỏi rất nhiều về mối
quan hệ này. Tôi quen với hai vợ
chồng Hoàng Hùng nhưng không
dính dấp tình cảm với bà Liễu.
Báo chí đăng, vợ tôi có hạch hỏi,
tôi trả lời tôi với vợ chồng
Hoàng Hùng chỉ là bạn bè bình
thường, chỗ quen biết làm ăn”,
ông Tâm nói.
Bà Trần Thúy Liễu.
Ông đã thừa nhận với cơ quan
điều tra và Ban Giám đốc Sở Công
Thương là có sang biên giới đánh
bạc?
- Tôi qua bên ấy mục đích đi nắm
tình hình, coi hàng hóa bên
Campuchia buôn lậu sang Việt Nam
theo ngõ nào chứ không nhằm mục
đích đánh bạc. Nhưng thi thoảng
cũng có vào casino đánh bạc chỉ
50.000-100.000 đồng Việt Nam. Vì
tôi nghĩ cứ đi vòng vòng, không
chơi tụi bảo vệ sẽ để ý.
Tôi đi vào những ngày nghỉ thứ
Bảy, Chủ nhật nên không báo cáo.
Còn chuyện vì sao tôi bị thay
chức đội trưởng thì tôi không
biết. Tôi đã làm bản giải trình
gửi cơ quan, chờ cấp trên xem
xét.
Việc ông hùn hạp làm ăn và có số
tiền lớn cho bà Liễu vay, cụ thể
ra sao?
- Liễu rủ tôi bỏ mối khăn lạnh,
lợi nhuận cùng chia. Việc mua
bán khăn lạnh số lượng khoảng
10.000-12.000 cái/tháng. Mỗi lần
có mối đặt, tôi gọi cho Liễu gửi
hàng xuống, các em của tôi đón
lấy và đem đi bỏ mối ở một số
nhà hàng, quán ăn ở các huyện.
Nhưng từ cuối năm 2010, do giá
khăn tăng cao tôi đã nghỉ bán.
Ngoài ra, vợ chồng tôi dành dụm
được số tiền 150 triệu đồng. Con
tôi đang học đại học, chi phí
khá cao nên tôi bàn với vợ đem
tiền cho vay lấy lãi đóng học
phí cho con.
Rồi tôi nói với Liễu: “Em cho
vay, khi nào cần vốn nói anh
biết, anh có một ít”. Liễu đã
giúp tôi cho vay số tiền trên,
lãi suất hằng tháng 3%. Tôi
không nói với vợ là đưa tiền cho
Liễu mà nói là đưa cho một người
đàn ông khác vay.
Theo Pháp Luật
Ngày 22-2, ông Đặng
Văn Lớp, Giám đốc Sở
Công Thương tỉnh
Long An, cho biết
ông Nguyễn Văn Tâm,
nguyên đội trưởng
Đội 5 Chi cục QLTT
tỉnh Long An, đã
thừa nhận nhiều lần
cùng bà Trần Thúy
Liễu (vợ nhà báo
Hoàng Hùng) đi đánh
bạc ở Campuchia.
“Ông Tâm đã bị đình
chỉ chức vụ và điều
về Văn phòng Chi cục
QLTT để tiến hành
xác minh, xử lý sai
phạm” – ông Lớp nói.
Theo Người lao
động
Bà Thuý Liễu (vợ nhà báo
quá cố Hoàng Hùng) từng thường
xuyên đi casino bên đất
Campuchia. Bà không đi một mình,
mà cùng với một nhóm phụ nữ
“chiến hữu”. Từ sau "vụ đốt nhà
báo", bà Liễu không còn đi
casino, nhóm “chiến hữu” của bà
cũng “án binh bất động”.
Cảnh sòng bạc ở
casino Prây-Vo (Campuchia).
Ảnh: K.Q
Thế nhưng trong ngày 23.2, những
con bạc có máu mặt ở casino Prây-Vo
(trước đây mang tên Darling)
nhận ra một vài “chiến hữu” của
bà Liễu bắt đầu xuất hiện bên
các sòng bạc. Họ đánh không lớn,
chỉ khoảng 1 triệu đồng/ván,
dường như không nặng về ăn thua,
mà chỉ cho đỡ “nhớ nghề”.
Trong những ngày qua, chủ đề
chính được các con bạc trong các
casino bên kia cửa khẩu Bình
Hiệp bàn tán sôi nổi là “vụ án
nhà báo Hoàng Hùng”.
Hầu hết khách từ Việt Nam sang
đánh bạc đều mang theo một vài
tờ báo nói về vụ án và về việc
bà Thuý Liễu đi tự thú tội đốt
chồng. Tại các casino ở Bình
Hiệp có khoảng 4 – 5 phụ nữ
thường sang đánh bạc có cùng tên
Liễu, được nhiều người biết tới.
Để dễ phân biệt, người ta gọi
theo biệt danh như “Liễu
casino”, “Liễu Bến Lức”, “Liễu
Tiền Giang”... Nay “Liễu casino”
đã vắng bóng khỏi sòng bạc,
nhưng các Liễu khác thì vẫn
không “bỏ nghề”.
Cứ tưởng vụ “Liễu casino” sẽ làm
nhiều phụ nữ tỉnh ngộ ra, tình
trạng phụ nữ qua Campuchia đánh
bạc sẽ giảm, nhưng không, tại
các casino ở
Bình Hiệp trong những ngày này,
khách chơi vẫn tấp nập, số lượng
phụ nữ vẫn chiếm hơn 70% tổng số
con bạc. Nhiều con bạc qua cửa
khẩu bằng hộ chiếu. Ai không có
hộ chiếu thì đi “đường vòng”
theo đường dây của các tài xế xe
ôm, giá chỉ vài ba trăm ngàn
đồng/người/ngày.
Khởi tố bị can,
tạm giam 3 tháng bà Liễu
Cuối giờ chiều 23.2, các
cơ quan chức năng tỉnh
Long An đã quyết định
khởi tố bị can về tội
“giết người” và bắt tạm
giam 3 tháng đối với bà
Trần Thuý Liễu – vợ cố
nhà báo Hoàng Hùng.
Một diễn biến khác
của vụ án: Gia đình nhà
báo Hoàng Hùng đã có đơn
gửi đến các tổ chức tín
dụng, những nơi mà vợ
chồng Hoàng Hùng vay nợ,
xin được khoanh nợ,
ngừng tính lãi chờ giải
quyết. Một nhóm bạn bè,
đồng nghiệp của Hoàng
Hùng đang làm thủ tục mở
sổ tiết kiệm cho bà
Nguyễn Thị Kim Nga - mẹ
của Hoàng Hùng - số tiền
trên 15 triệu đồng.
Tác giả xem sổ nợ của gia đình chị Liễu sau đám tang Hoàng Hùng.
Chị Trần Thị Thúy Liễu lúc khâm liệm chồng.
Thứ Hai, 21.2.2011 | 22:14 (GMT + 7)
Là bạn thân của Hoàng Hùng, nhà
tôi cách không xa nhà anh, vì
vậy từ ngày anh mất cứ vài bữa
tôi lại ghé đốt nhang thăm anh.
Tối 20.1, tôi cũng ghé đốt nhang
cho anh như thường lệ. Chính lần
viếng thăm anh hôm ấy đã cho tôi
cơ hội thuyết phục vợ anh – chị
Trần Thị Thúy Liễu – đi đầu thú
việc chính chị đã gây ra cái
chết của chồng.
Đi công tác ở huyện Bến Lức cả
buổi chiều, tôi về tới TP.Tân An
lúc gần 8 giờ tối. Tôi tạt qua
nhà Hoàng Hùng để đốt nhang cho
anh theo thói quen từ mấy tuần
qua. Tối hôm ấy nhà anh đông
người chứ không đóng cửa không
người như những ngày trước.
Ngoài chị Liễu và 2 con, còn có
2 người chị và mấy đứa cháu của
chị. Biết tôi tới, chị đang nằm
nghỉ ở nhà sau đã lên nhà trước
tiếp tôi. Mặt chị bơ phờ, mắt đỏ
hoe, chứng tỏ chị vừa mới khóc.
Chưa kịp nói chuyện, chị đã có
điện thoại. Qua câu chuyện trên
điện thoại, tôi đoán chị đang
xin lỗi ai đó vì miếng đất chị
đã bán mà còn đem thế chấp để
vay ngân hàng. Chị hứa sẽ nhờ
cha mình bán miếng đất còn lại
của chị để lấy tiền trả nợ ngân
hàng. Tôi hỏi thăm sức khỏe của
chị, xong xin phép đốt cho anh
Hùng 3 cây nhang rồi cáo từ ra
về.
Khi tôi dắt xe ra khỏi cổng, chị
Trần Thị Thúy Loan – chị kế của
chị Liễu – đến ngăn xe tôi lại
và nói nhỏ: “Anh ở lại một chút.
Con Liễu đòi tự tử hồi chiều tới
giờ”. Chị Loan cho biết, từ
chiều tới tối Liễu chỉ nằm vùi,
không ăn uống, thỉnh thoảng kêu
2 con tới ôm khóc và nói: “Chắc
mẹ chết quá!”. Có một lúc, Liễu
kêu mọi người ra khỏi nhà và
đóng cửa lại, còn lại một mình.
Chị Loan đã van xin em mình mở
cửa ra. Các chị và các cháu quây
quần động viên, an ủi, nhưng
Liễu cứ nằm bất động. Tôi nói
với chị Loan: “Tốt nhất gia
đình nên báo với chính quyền địa
phương nhờ giúp đỡ. Ngoài ra,
tôi có thể giúp được gì gia đình
chị?”. Chị Loan trả lời: “Tụi
tui nói thế nào nó cũng không
nghe. Anh là nhà báo, lại bạn
thân của Hoàng Hùng, có thể anh
khuyên nó nghe. Anh cứ hỏi đại,
nếu nó có lỡ đốt chồng thì
khuyên nên đi đầu thú để được
khoan hồng”. Tôi quay vào, đốt
thêm cho Hoàng Hùng 1 nén nhang,
rồi cùng chị Loan đến ngồi bên
võng nơi Liễu đang nằm.
Tôi nói, mắt của chị nhắm nghiền,
nhưng tôi biết là chị có nghe.
Tôi khuyên đại ý: Nếu chị không
làm nên tội thì hãy bình tĩnh
đợi cơ quan điều tra tìm ra thủ
phạm, chứ nếu tự tử, mọi người
sẽ nghĩ là chị giết chồng. Còn
nếu chị lỡ làm chuyện đó, cách
tốt nhất là nên đi đầu thú để
được khoan hồng, pháp luật sẽ
giảm nhẹ hình phạt, chị còn có
ngày về với 2 con. Rồi chị Loan
tiếp lời, đại ý: Nếu Liễu có lỡ
dại mà đi đầu thú sẽ tránh được
tội chết, ở tù rồi cũng có ngày
ra, các con ở nhà sẽ có các dì,
có cơ quan và nhiều đồng nghiệp
của Hoàng Hùng lo học hành đàng
hoàng…
Tôi kể cho chị nghe những chuyện
giết người mà tội phạm ra đầu
thú, được giảm hình phạt, nay
được về với gia đình…Chúng tôi
cứ nói, chị cứ nằm im, nước mắt
chảy dài. Chợt chị nói rất nhỏ,
nhưng đủ để chúng tôi nghe: “Em
có bị xử tử không?”. Tôi bàng
hoàng, vậy là điều tôi và người
thân của chị lo sợ nhất, không
mong đợi nhất như đang thành
hiện thực. Tôi và chị Loan đã
không mất thêm nhiều thời gian
để giải thích chính sách khoan
hồng của pháp luật và thuyết
phục chị Liễu dậy thay đồ đi đến
Cơ quan CSĐT. Chị ôm 2 con thật
chặt vào lòng, cả 3 mẹ, cả nhà,
và cả tôi đều khóc…Bước ngang
bàn thờ chồng, chị đứng tần ngần,
còn tôi vì quá xúc động mà quên
bảo chị làm 1 việc: Đốt nhang
cho chồng trước khi đi đầu thú.
Chị nhờ tôi chở đến nhà người
chị thứ hai, người từ lâu như là
mẹ nuôi của các con chị, để chị
gửi gắm hai con. Các chị em, con
cháu, cả gia đình lớn của chị (sống
quây quần quanh đó) hay chuyện
đã tập trung đầy đủ đến nhà
người chị lớn. Một cuộc tiễn đưa
đầy nước mắt! Lời cuối cùng chị
dành cho 2 con: “Hãy tha thứ cho
mẹ, nếu thương mẹ hãy nghe lời
mấy dì, học hành cho tốt, lâu
lâu tới thăm mẹ…”. Tôi chở chị
đi bằng xe gắn máy, chị Loan
ngồi sau ôm chặt em mình, vì sợ
Liễu quẫn trí mà nhào xuống
đường. Gần tới nơi cần đến, tôi
điện thoại cho Thượng tá Phạm
Văn Tiến – Trưởng phòng CSĐT tội
phạm về TTXH – báo chị Liễu đang
đến đầu thú. Những người có
trách nhiệm đã tiếp chị ân cần,
lịch sự.
Chị Loan được cho dự cuộc lấy
lời khai ngay sau đó, còn tôi
ngồi ở bàn tiếp khách với các
cán bộ trực đêm. Đồng hồ trên
tay tôi chỉ 21g30. Về nhà, gửi
tin ngắn cho tòa soạn, tôi và
bạn đồng nghiệp báo SGGP hẹn ra
quán cà phê nơi chúng tôi vẫn
hay ngồi với Hoàng Hùng. Chúng
tôi yên lặng, chỉ lắc đầu, tôi
thì liên tục hút thuốc. Hồi lâu,
anh bạn đồng nghiệp mới mở miệng
nói câu đầu tiên: “Rồi 2 đứa nhỏ
sẽ ra sao!?”.
Kỳ Quan
BÌNH
LUẬN BÀI VIẾT
(1)
Minh
21/02/2011
11:50:28 PM
Nghiệt ngã
Nghiệt ngã quá! Khi tỉnh
ra thì mọi việc đã đi quá xa
rồi. Cho dù có thoát tội tử,
một bản án khoan dung cũng
ngót nghét 20 năm. Anh Hùng
cũng đã chấp nhận số phận,
ra đi mà không nói 1 lời để
2 đứa con còn có mẹ. Còn chị
sẽ sống quãng đời còn lại
trong ngục tù, mỗi đêm phải
đối diện với ánh mắt đau đáu
của anh, với câu hỏi tưởng
tượng của 2 đứa nhỏ "tại sao
vậy mẹ?" Tội 2 đứa nhỏ. Đứa
lớn đã phải bỏ học. Đứa nhỏ
biết có chịu nỗi với sự mặc
cảm trước bạn bè cùng lớp "mẹ
mày giết ba mày". Pháp luật
có xử thế nào thì hậu quả
cũng đè lên cuộc sống 2 đứa
nhỏ. Tòa án công bằng nhất
là tòa án lương tâm. Xin mọi
người tha thứ cho chị Liễu.
Vụ án giết hại nhà báo
Hoàng Hùng đã có đột biến khi bà
Trần Thị Thuý Liễu – vợ của nạn
nhân – tự thú chính bà là thủ
phạm. Chồng bị đốt chết, vợ
chính là hung thủ đang chờ lãnh
án, bỏ lại 2 đứa con nhỏ dại…Kết
cục của câu chuyện quá đau
thương! Thế nhưng, vụ án suýt
kết thúc bi thảm hơn, khi đã có
lúc bà Liễu định tự tử…
Khám xét nơi ở bà
Liễu.
Đó là giai đoạn từ khoảng 18 đến
20 giờ tối ngày 20.2. Tại bữa
cơm chiều lúc 17 giờ 30 tại nhà
người chị thứ hai Trần Thị Thúy
Nga, bà Liễu chỉ ngồi nhìn các
con ăn, nước mắt chảy dài, rồi
bỏ bữa ăn. Thấy lạ, bà Nga đến
an ủi em gái và bà giật mình khi
Thuý Liễu để lộ ý định tự tử.
Rời nhà bà Nga, trở về nhà mình
(nơi thờ cúng Hoàng Hùng), bà
Liễu cũng chỉ nằm khóc, thỉnh
thoảng bà gọi 2 con tới ôm hôn
thắm thiết, bà kêu các con hôn
lại mẹ. Người chị kế của Thuý
Liễu – bà Trần Thị Thuý Loan –
nhà ở kề bên cũng nhận ra dấu
hiệu định tự tử ở em gái. Bà
Loan bỏ hết việc nhà, kề cận
suốt bên Thuý Liễu và bà đã lạnh
sống lưng khi Thuý Liễu dặn dò
chị đại ý: Nếu Thuý Liễu có “đi
xa”, nhờ các chị lo cho tương
lai của 2 đứa con; số tiền nợ
Ngân hàng Gia Định nhờ cha ruột
bán lô đất còn lại để trả; các
phần nợ còn lại nhờ bán nhà để
trả…Bà Loan hết lời an ủi, động
viên em gái.
Có một thoáng bà Loan về bên nhà
có việc, bất ngờ Thúy Liễu bảo
những người còn lại ra hết khỏi
phòng để đóng cửa lại. Theo bà
Loan, đó là thời khắc nguy hiểm
nhất, nhưng cuối cùng bà và các
thành viên trong gia đình đã kịp
thời can ngăn không để chuyện bi
thảm hơn xảy ra. Và sau đó, như
chúng ta đã biết, bà Liễu đã
được thuyết phục đến Cơ quan
CSĐT – Công an Long An đầu thú
việc bà đã sát hại chồng.
Theo nhiều người, nếu bà Liễu tự
tử, hậu quả sẽ bi thảm hơn rất
nhiều so với việc bà tự thú. Mà
rõ nhất, tác động lớn nhất là
đến 2 đứa con. Hai cháu Hồng
Nhung và Hồng Châu đã nói được
câu an ủi mẹ trước giờ chia tay
mẹ đi đầu thú: “Mẹ ráng giữ gìn
sức khoẻ, chị em con sẽ thường
xuyên thăm mẹ, sẽ học hành, nghe
lời các dì…”. Bà Liễu và 2 đứa
trẻ cũng còn nhiều thứ để mà chờ
đợi, hi vọng, so với sự “chấm
hết” nếu bà tự kết liễu đời
mình!
Chiều 22.2, Cơ quan CSĐT
- Công an tỉnh Long An
đã thực hiện việc khám
xét nơi ở của bà Trần
Thị Thúy Liễu, cũng là
nhà của cố nhà báo Hoàng
Hùng. Hai người chị và 2
đứa con cùng chính quyền
địa phương đã có mặt
chứng kiến việc khám
xét.
Kỳ Quan
Trần Thúy Liễu trong
ngày đưa tang chồng.
Vợ nhà báo Hoàng Hùng: Từ con bạc
dẫn đến trọng tội
Bà Liễu trở
thành "cao thủ" casino do nhàn cư vi bất
thiện. Khi trúng số hàng trăm triệu đồng
nên Liễu càng chơi mạnh tay và thành tên
Liễu "casino" từ đó… Không ít dư luận
cho rằng chính cái thú "bác thằng Bần"
ăn sâu vào máu thịt đã là tác nhân đưa
đường dẫn lối Trần Thúy Liễu gây nên tội
ác?!
>> Vợ nhà báo bị phóng hỏa tự thú giết
chồng
Đêm 20/2, Trần Thúy Liễu,
vợ và là hung thủ sát hại chồng là nhà
báo Hoàng Hùng đã ra đầu thú tại Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Long An. Bà Liễu tự
tay thực hiện tội ác hay có sự tiếp sức
của đồng phạm, Liễu đốt chết chồng do
mâu thuẫn về chuyện tiền bạc theo như
lời khai ban đầu tại cơ quan điều tra
hay vì động cơ tình ái, những câu hỏi
này đến nay vẫn là "ẩn số".
Ngày 29/1, nhà báo Hoàng
Hùng qua đời. Sau đám tang của anh, tin
đồn bà Liễu vì nghiện cờ bạc, vì muốn gỡ
gạc do "thua bái sái" ở casino muốn bán
nhà chia tài sản để có tiền thỏa "cơn
đam mê", được loan truyền rầm rộ. Không
những thế, thông tin bà Liễu có biệt
danh là Liễu "casino", là con bạc có máu
mặt ở các casino bên kia cửa khẩu biên
giới Mộc Hóa (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long
An), từng hàng chục lần sang biên giới "tử
chiến" trong các sới bạc và thua hàng tỷ
đồng… tràn ngập trên nhiều mặt báo.
Trước búa rìu dư luận ấy, bà Liễu quả
quyết rằng chỉ sang Campuchia tìm mối bỏ
khăn lạnh, hoàn toàn không có chuyện
tham gia đánh bạc và nợ nần như thiên hạ
đồn đại. Với tuyên bố này, bà Liễu "hứa"
sau khi vụ án kết thúc, bà sẽ lần lượt "xử
lý" những tờ báo có bài viết ám chỉ mình
là hung thủ hay bêu xấu mình.
Nhưng chỉ vài ngày sau
đó, bà Liễu thừa nhận hành vi sang biên
giới đánh bạc tại cơ quan điều tra.
Những chuyến đi của bà Liễu có sự tham
gia của một số cán bộ Quản lý thị trường
tại Long An, trong đó có một người rất
thân với nhà báo Hoàng Hùng. Bà Liễu
cũng thừa nhận có thua bạc, có nợ nần
nhưng không đáng kể. Nhưng khi trao đổi
với PV Báo CAND, Thượng tá Phạm Văn Tiến,
Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công
an tỉnh Long An, cho biết bà Liễu có hơn
20 lần xuất ngoại đánh bạc và hiện nợ
với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên số
tiền nợ ấy bà Liễu sử dụng vào việc đánh
bạc, hay mua sắm, xây nhà… thì cần phải
làm rõ.
Phải
chăng máu mê cờ bạc đã khiến bà
Liễu sát hại chồng?
Một số người thân của
bà Liễu cho biết, không chỉ tự dìm đời
mình trong vũng lầy casino, bà Liễu còn
rủ rê nhiều người, rủ cả người thân
trong gia đình. "Thấy nó càng lúc càng
lầy, buồn bực quá, tôi quyết định bàn
với gia đình cùng nó vượt biên giới vào
sòng casino để xem trong đó có gì mà
khiến nó quay cuồng, u mê dữ vậy!" - bà
Loan, (chị gái của Liễu) kể: "Bên trong
các casino biên giới đúng là "thiên
đường" của các con bạc. Không chỉ được
tự do vui chơi chẳng lo bị bắt bớ, thiết
kế hoành tráng ngày cũng như đêm, khách
vào chơi bạc hay tham quan đều được nhà
cái bố trí ăn nghỉ chu đáo, được nhân
viên trong sòng đối xử đúng nghĩa thượng
đế, o bế hết mình. Kết thúc chuyến đi,
tôi về phân tích thiệt hơn cho Liễu rằng
nên đoạn tuyệt casino bởi không thể nào
thắng được. Người ta đâu có điên mà cho
mình ăn uống, vui chơi như vậy. Họ bỏ 1
nhưng lại lột của mình gấp chục, gấp
trăm lần. Liễu nói thua quá rồi, giờ
ráng gỡ. Tôi lại khuyên em thua mấy cũng
bỏ, ráng làm lại từ đầu nhưng nó dại, nó
không nghe mà cứ trượt dài".
Bà Loan còn cho biết
bà Liễu hiện còn nợ bà 170 triệu đồng. "Tiền
đó tôi để dành cất nhà nên chưa đụng đến.
Liễu nói chị chưa cần dùng thì cho em
mượn đắp vô tiền anh Hùng xây nhà. Tôi
đưa cho Liễu nhưng không rõ nó có dùng
số tiền ấy đánh bạc hay không?!".
Anh Lê Hoàng Tuấn, em
trai của nhà báo Hoàng Hùng cho biết
trước khi lập gia đình với nhà báo Hoàng
Hùng, bà Liễu có cuộc sống thanh bần,
thu nhập thấp với nghề lặt đầu tôm cho
một công ty thủy sản đông lạnh. "Khi
thành vợ thành chồng được một thời gian,
cuộc sống gia đình không đến nỗi khó
khăn nên anh Hùng không cho chị đi làm
việc, mà ở nhà nội trợ chăm sóc gia
đình. Việc chị ấy sản xuất khăn lạnh chỉ
khoảng 1 năm nay thôi".
Một số hàng xóm của
nhà báo Hoàng Hùng ở khu dân cư Đại
Dương (phường 6, TP Tân An) bật mí rằng
bà Liễu trở thành "cao thủ" casino do
nhàn cư vi bất thiện. Lúc đầu bà chỉ
chơi lặt vặt, sau này nhờ trúng số hàng
trăm triệu đồng nên Liễu càng chơi mạnh
tay và thành tên Liễu "casino" từ đó…
Như đã nói, có hay
không chuyện cái chết của nhà báo Hoàng
Hùng liên quan đến "sự nghiệp" casino
của bà Trần Thúy Liễu, cơ quan điều tra
đang làm rõ. Tuy nhiên từ chuyện bà Liễu
được biết đến là "cao thủ" casino một
lần nữa cho thấy các sòng bài bên kia
biên giới đang là mối họa khôn lường với
nhiều gia đình, bất kể họ là ai. Điều
đáng lo ngại là dù các cơ quan chức năng,
các cơ quan truyền thông ra sức tuyên
truyền rằng casino biên giới chỉ là
những thiên đường ảo, là "máy chém" tàn
sát bao phận người ngu muội nhưng làn
sóng vượt biên giới vào casino tham quan,
thử vận đỏ đen không những không giảm mà
ngày càng gia tăng. Làn sóng đen này nếu
không có thuốc đặc trị e rằng sẽ còn
nhiều người gặp nạn.
Khám xét hiện
trường nơi nhà báo Hoàng
Hùng bị thiêu chết
Khoảng
14h30' ngày 22/2, cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Long An đã
tiến hành khám xét hiện
trường cũng là nơi ở của bà
Trần Thúy Liễu tại Khu dân
cư Đại Dương (phường 6, TP
Tân An, Long An) để phục vụ
cho công tác điều tra.
Việc khám
xét được kết thúc vào khoảng
16h cùng ngày, có sự chứng
kiến của đại diện chính
quyền địa phương và bà Trần
Thị Thúy Loan, chị ruột bà
Liễu, nhà ở cạnh hiện trường. Việc khám xét chủ yếu ghi
lại hình ảnh hiện trường vụ
án, kiểm tra thực tế nhằm
đối chứng với những lời khai
của bà Liễu.
Khám xét hiện
trường.
Theo một
cán bộ điều tra, kể từ ngày
đầu thú đến nay bà Liễu vẫn
chưa ổn định tinh thần, hay
đòi tự tử và nhiều lần ngất
xỉu nên cơ quan điều tra
cũng chưa khai thác sâu động
cơ giết người của bà Liễu mà
chỉ từ tường trình ban đầu
của bà Liễu về nguyên nhân
mình đốt chồng như Báo CAND
đã thông tin.
Về phần
hai đứa con của nhà báo
Hoàng Hùng là Lê Hồng Nhung
và Lê Hồng Châu, kể từ khi
mẹ ra đầu thú, hai em tạm
thời chuyển sang nhà người
cô ruột để ở nhằm tiện việc
sinh hoạt, chăm nom.
TT - Như Tuổi Trẻ đã
đưa tin, sau một tháng kể từ
ngày nhà báo Lê Hoàng Hùng (báo
Người Lao Động) bị đốt dẫn đến
tử vong, đêm 20-2, bà Trần Thúy
Liễu (vợ ông Hoàng Hùng) đã đến
công an thừa nhận hành vi giết
chồng.
Bà Trần Thúy Liễu
trong đám tang ông Hùng
- Ảnh: CTV
Chiều 21-2,
thượng tá Phạm Văn Tiến, trưởng
Phòng cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự - xã hội Công an tỉnh
Long An, cho biết sau khi bà
Liễu ra tự thú, cơ quan điều tra
đã quyết định tạm giữ hình sự để
phục vụ điều tra.
Theo ông Tiến,
bước đầu bà Liễu khai có hai
nguyên nhân dẫn đến việc bà sát
hại chồng. Một là, ông Hùng biết
chuyện tình cảm của bà ở bên
ngoài, hai là vấn đề kinh tế gia
đình khó khăn. Về chuyện tình
cảm, gần đây ông Hùng phát hiện
vợ có quan hệ tình cảm với một
vài người khác nên nảy sinh ghen
tuông.
Bà Liễu khai
ông Hùng có chửi mắng và đánh bà.
Ngoài ra, cuối năm 2010, bà Liễu
đã sang Campuchia đánh bạc, do
thua bạc, thiếu nợ nên bà Liễu
đề nghị ông Hùng bán căn nhà
đang ở nhưng ông Hùng không đồng
ý.
Theo đại tá
Phan Chí Thanh - giám đốc Công
an tỉnh Long An, ngay trong ngày
xảy ra vụ việc nhà báo Hoàng
Hùng bị đốt, Cơ quan cảnh sát
điều tra công an tỉnh đã quyết
định khởi tố vụ án hình sự và
thành lập ban chuyên án tiến
hành điều tra, trong đó tập
trung vào đối tượng Trần Thúy
Liễu. Sau hơn 20 ngày thẩm vấn,
đến 22g ngày 20-2, bà Liễu đến
cơ quan điều tra thú tội.
Báo cáo của
Công an tỉnh Long An ngày 21-2
cho biết sáng 17-1, bà Liễu đi
mua một đoạn dây dù và 20.000
đồng xăng chứa trong bịch nilông
đem cất vào tủ. Trưa 17-1, khi
không có ai ở nhà, bà Liễu lấy
dây dù cột vào lan can nhà ở
tầng 1, thắt nút các dây với
dụng ý làm hiện trường giả rồi
giấu vào góc khuất.
Khoảng 0g ngày
19-1, bà Liễu đi từ phòng ngủ ra
lan can thả một đầu dây dù xuống
đất, sau đó lấy bịch xăng tạt
vào giường ông Hùng đang nằm ngủ
và châm lửa đốt. Thấy lửa đã
cháy, bà Liễu đi về phòng nằm
như không có chuyện gì xảy ra.
Khi ông Hùng bị
phỏng tung cửa chạy ra kêu cứu,
bà Liễu mới cùng hai con chạy ra
dập lửa trên người ông Hùng và
cùng kêu cứu. Báo cáo khẳng định
lời khai của bà Liễu phù hợp với
kết quả khám nghiệm hiện trường
vụ án và các tài liệu chứng cứ
thu thập được. Công an đang xác
định có hay không đối tượng đồng
phạm với bà Liễu.
Sau khi dập
được lửa, bà Liễu và những người
hàng xóm đưa ông Hùng đến Bệnh
viện Đa khoa Long An cấp cứu.
Nhưng do vết phỏng quá nặng, ông
Hùng tiếp tục được đưa lên Bệnh
viện Chợ Rẫy điều trị. Đến 13g
ngày 29-1, ông Hùng tử vong do
“choáng nhiễm trùng, nhiễm độc
do phỏng”.
Trong những
ngày đầu xảy ra vụ án, bà Liễu
một mực khẳng định mình không
liên quan đến việc ông Hoàng
Hùng bị đốt. Bà chỉ khai sang
Campuchia để bán khăn lạnh chứ
không đánh bạc. Tuy nhiên càng
về sau lời khai của bà Liễu bộc
lộ mâu thuẫn, đồng thời thừa
nhận sang Campuchia đánh bạc hơn
20 lần, có thua tiền.
Trao đổi với
phóng viên Tuổi Trẻ, bà
Trần Thúy Nga (chị bà Liễu) cho
biết liên tục từ ngày 1 đến
20-2, ngày nào cơ quan điều tra
cũng triệu tập bà Liễu, kể cả
những ngày tết. Chiều 20-2, sau
khi trở về từ cơ quan điều tra,
tâm trạng của bà Liễu rất buồn.
“Nó khóc và đòi tự vẫn. Mấy chị
em thắc mắc thì nó thừa nhận đã
gây ra cái chết của chồng” - bà
Nga kể. Cũng tối hôm đó, bà Liễu
nhờ bà Nga cưu mang, nuôi nấng
giùm hai con (con lớn đã nghỉ
học, còn con út đang học lớp 7).
Theo lời bà
Nga, khi nghe bà Liễu thừa nhận
giết chồng, mọi người trong gia
đình khuyên bà Liễu nên đi tự
thú và khai hết sự thật để được
pháp luật khoan hồng. Cuối cùng
bà Liễu đồng ý để người nhà đưa
đến cơ quan điều tra ngay trong
đêm 20-2. Bà Nga cũng nói mấy
chị em có hỏi vì sao lại giết
chồng và có ai giúp sức không,
nhưng bà Liễu chỉ khóc mà không
trả lời.
Theo luật sư,
việc đi mua xăng, dây dù về cất
trong tủ, hai ngày sau mới sử dụng
chứng tỏ bà Liễu có sự chuẩn bị,
quyết tâm đạt mục đích đến cùng
nhưng vẫn được xem xét giảm nhẹ vì
đã ra đầu thú.
Bà Trần
Thúy Liễu trong đám ma chồng
- nhà báo Hoàng Hùng.
Ảnh: Internet
Sau hai ngày kể
từ khi ra đầu thú, bà Trần Thị Liễu,
40 tuổi, trú tại phường 6, thành phố
Tân An, tỉnh Long An, vẫn trong tình
trạng hoảng loạn, bị ngất nhiều lần.
Do tình trạng sức khỏe của nghi can,
việc khám xét nơi ở để tìm dụng cụ
phóng hỏa được tiến hành dưới sự
chứng kiến của người thân và tổ dân
phố, không có mặt bà Liễu.
Trả lời về những
tình tiết liên quan đến vụ vợ nhà
báo đốt chồng, luật sư Trần Tiến,
Công ty luật Hà Nội VDT, cho rằng
tội của bà Liễu đã rõ ràng, tuy
nhiên trước khi đề nghị truy tố theo
điều khoản nào cần làm rõ thêm một
số tình tiết nữa.
Điều 93
Bộ Luật hình sự về tội giết
người quy định:
1. Người nào giết người
thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ mười hai năm đến hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử
hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có
thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành
công vụ hoặc vì lý do công
vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ,
người nuôi dưỡng, thầy giáo,
cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước
đó hoặc ngay sau đó lại phạm
một tội rất nghiêm trọng
hoặc tội đặc biệt nghiêm
trọng;
g) Để thực hiện hoặc che
giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của
nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một
cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề
nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả
năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết
người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các
trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười
lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể
bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm
đến năm năm, phạt quản chế
hoặc cấm cư trú từ một năm
đến năm năm
Theo Điều 93 Bộ
Luật Hình sự, bà Liễu phạm tội giết
người. Tuy nhiên, theo luật sư Tiến,
tình tiết còn nhiều điều chưa rõ
ràng, động cơ dẫn đến hành vi phạm
tội hiện chưa thực sự cụ thể nhưng
có thể thấy rõ là bà Liễu đã cố ý,
có sự chuẩn bị từ trước để thực hiện
hành vi đổ chất cháy để đốt chồng.
Theo lời khai
ban đầu của bà Liễu thì do mâu thuẫn
về việc tiền bạc trong gia đình,
sáng 17-1, bà đến tiệm tạp hóa số
177, quốc lộ 62 mua một đoạn dây dù
khoảng 10m và đến cây xăng bưu điện
mua 20.000 đồng xăng bỏ vào bịch
nilon đem về cất vào tủ. Đến trưa
17-1, trong lúc ở nhà một mình, bà
Liễu lấy dây dù cột vào lan can nhà
(tầng 1), thắt các nút thắt trên dây
rồi giấu vào một góc lan can.
Khoảng 0h ngày
19-1, bà Liễu đi từ phòng ngủ ra lan
can thả một đầu dây dù xuống đất,
sau đó lấy bịch xăng tạt vào giường
nạn nhân đang ngủ và châm lửa đốt,
phát hiện lửa cháy, bà Liễu về phòng
ngủ nằm, khi nghe tiếng kêu cứu của
nạn nhân thì bà Liễu cùng với 2 con
chạy ra dập lửa trên người nạn nhân
và kêu cứu.
Luật sư Trần
Tiến phân tích, về những khả năng
dẫn đến hành vi giết người của bà
Liễu, hay có thể nói là động cơ của
hành vi này, còn chưa rõ. Tuy nhiên,
nhận định có thể do những tình huống
sau đây:
- Bà Liễu cần
tiền để trả nợ, sau khi cãi nhau với
chồng để bán nhà lấy tiền trả nợ
không được, nên đã sinh ra ý định
giết chồng.
- Cũng với mục
đích kiếm tiền trả nợ. Có thể biết
chồng mua bảo hiểm mệnh giá lớn mà
người thụ hưởng chính là bà Liễu nên
bà đã có ý định giết chồng mong
chiếm tiền bảo hiểm.
Trong trường hợp
bà Liễu còn có người đồng phạm. Đã
có những vụ án mà người vợ thông
đồng với người khác để cùng giết
chồng nhằm mục đích chiếm đoạt tài
sản.
Việc bà Liễu đã
tự nguyện ra đầu thú có thể được coi
là một tình tiết giảm nhẹ theo quy
định tại điểm o, khoản 1, Điều 46,
Bộ Luật Hình sự. Bà Liễu cũng có thể
được hưởng thêm một tình tiết giảm
nhẹ nữa nếu thành khẩn khai báo theo
điểm p, khoản 1, Điều 46, Bộ Luật
Hình sự.
Trả lời phóng
viên về chi tiết gia đình có hai con
là trẻ em và trong độ tuổi vị thành
niên (một em đang học lớp 7, một
đang học lớp 11 hiện bỏ học), luật
sư Tiến cho biết, đây không phải là
tình tiết giảm nhẹ được xem xét tại
tòa. Bởi theo luật, bị can có con
dưới 36 tháng mới được xem xét giảm
nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, xét về
khía cạnh "tình", có thể tòa sẽ lưu
ý xem xét khi đưa ra xử vụ án hy hữu
này.
Trao đổi qua
điện thoại, TS xã hội học Trịnh Hòa
Bình cho rằng dư luận nên nhìn nhận
vụ vợ nhà báo đốt chồng như một vụ
án hình sự bình thường, thi thoảng
vẫn xảy ra không chỉ ở nước ta mà
nhiều nước trên thế giới.
Ông Bình cho
rằng các phương tiện thông tin đại
chúng hãy đưa tin có định hướng,
không nên “đào” quá sâu về đời tư
của những người liên quan đến vụ
việc này bởi xét về góc độ tình
người, đó là việc làm gây đau khổ
cho những người vô tội như cha, mẹ,
hai đứa con và những người thân của
bị can, bị hại. Người phạm tội sẽ
phải chịu sự phán xét của pháp luật
nhưng còn người thân của họ, tất
nhiên phải chịu hệ lụy nhưng đấy là
những người vô tội.
“Hãy để pháp
luật làm chức năng, phận sự của mình
còn chúng ta hãy coi đây như một bài
học để ứng xử với nhau tốt hơn, đừng
vì sự vô tình mà đẩy hai đứa trẻ
đang chịu nỗi đau tột cùng về cha,
về mẹ vào chỗ đường cùng, không lối
thoát trong khi các em không đáng
phải chịu hình phạt như vậy”, ông
Bình nói.
Điều 46.
Các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là
tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn
chặn, làm giảm bớt tác hại
của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện
sửa chữa, bồi thường thiệt
hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp
vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp
vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp
bị kích động về tinh thần do
hành vi trái pháp luật của
người bị hại hoặc người khác
gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn mà không phải
do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây
thiệt hại hoặc gây thiệt hại
không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc
trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác
đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ
có thai;
m) Người phạm tội là người
già;
n) Người phạm tội là người
có bệnh bị hạn chế khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn
khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực
giúp đỡ các cơ quan có trách
nhiệm phát hiện, điều tra
tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập
công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người
có thành tích xuất sắc trong
sản xuất, chiến đấu, học tập
hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt,
Toà án còn có thể coi các
tình tiết khác là tình tiết
giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ
trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã
được Bộ luật hình sự quy
định là dấu hiệu định tội
hoặc định khung thì không
được coi là tình tiết giảm
nhẹ trong khi quyết định
hình phạt.
Thượng tá Phạm Văn Tiến - Trưởng
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
Công an tỉnh Long An - cho biết, ngay khi tiếp nhận,
bà Liễu bị tạm giữ để các điều tra viên ghi lời khai.
Theo thượng tá Tiến, cuộc làm việc
kéo dài gần như suốt đêm qua. Bước đầu cho thấy bà
Liễu là chủ mưu giết chồng nhưng trong vụ án này còn
có đồng phạm. Do đó, có khả năng trong sáng 21/2, cơ
quan điều tra sẽ thực hiện lệnh bắt khẩn cấp nghi
can theo lời khai của bà Liễu để phục vụ công tác
điều tra. Hiện thượng tá Tiến chưa tiết lộ nội dung
bà Liễu khai nguyên nhân giết chồng.
Trước đó, vào tối ngày 20/2 sau
khi làm việc với cơ quan điều tra về nhà, bà Liễu đã
thắp nhang trước bàn thờ chồng rồi ôm hai con khóc
thảm thiết.
Chị ruột bà Liễu là bà Trần Thúy
Loan cho biết, khi thấy em gái quỳ lạy trước bàn thờ
lầm bầm rằng “mong anh tha thứ”, bà Loan gặng hỏi
thì bà Liễu thừa nhận đã chủ mưu giết chồng. Sau đó,
bà Liễu đòi lấy dao cắt mạch máu tự sát nhưng gia
đình can ngăn đồng thời đưa vợ cố nhà báo Hoàng Hùng
đến cơ quan công an đầu thú.
Từ trước Tết Tân Mão đến nay, cơ
quan điều tra đã liên tục mời bà Liễu đến thẩm vấn
để làm rõ hành vi sang Campuchia đánh bạc cũng như
những tình tiết có liên quan đến vụ án. Qua đó, bước
đầu cơ quan công an xác định trước khi xảy ra vụ án
nhà báo Hoàng Hùng bị phóng hỏa, bà Liễu cùng nhiều
phụ nữ ở TP Tân An (Long An) thuê xe sang Campuchia
đánh bạc và thua bạc với số tiền lớn.
Trong đó, chỉ tính riêng trong
tháng 12/2010 bà Liễu đã sang các sòng bạc bên kia
biên giới trên 20 lần nhưng bà Liễu khai với cơ quan
điều tra rằng bà sang Campuchia là để bán khăn lạnh.
Trong một số biên bản lấy lời khai gần đây của cơ
quan công an, bà Liễu còn “nhận định” rằng chồng bà
chết là do tự sát.
Trước đó, rạng sáng ngày 19/1,
trong lúc nhà báo Hoàng Hùng đang ngủ tại phòng làm
việc ở tầng một của tư gia trong khu dân cư Đại
Dương, phường 6, TP Tân An thì có người đột nhập vào
phòng đổ nhiên liệu rồi châm lửa đốt. Do vết bỏng
quá nặng nên anh được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy
(TP HCM) nhưng đã không qua khỏi sau đó 10 ngày.
Sau khi đầu thú, bà Trần Thúy Liễu,
(40 tuổi) khai rằng việc phóng hỏa đốt nhà báo Hoàng
Hùng chỉ là để dằn mặt. Hiện cơ quan điều tra đã ra
quyết định tạm giữ hình sự bà này 3 ngày.
>
Vợ nhà báo bị phóng hỏa tự thú giết chồng
Ngày 21/2, thông tin từ ban chuyên
án điều tra vụ nhà báo Lê Hoàng Hùng bị phóng hỏa
cho biết, bà Liễu chưa khai gì nhiều với cơ quan
điều tra về quá trình gây án. Duy chỉ có một chi
tiết đáng chú ý trong lời khai của người đàn bà này
là tối 18/1, vợ chồng bà có cãi nhau về chuyện tiền
bạc nên khoảng 1h30 sáng ngày 19/1 bà phóng hỏa là
để dằn mặt chứ không có ý định giết chồng. Nhưng
không ngờ lại xảy ra hậu quả quá lớn, ngoài sức
tưởng tượng của bà.
Sau khi bà Liễu đến cơ
quan công an tự thú, căn nhà lầu hai tầng,
cửa gỗ của nhà báo Hoàng Hùng đóng cửa vì
hai con của ông đã sang nhà chị bà Liễu tá
túc. Ảnh: Thiên Phước.
Thượng tá Phạm Văn Tiến - Trưởng
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
Công an tỉnh Long An - cho biết, đã ra quyết định
tạm giữ hình sự bà Liễu 3 ngày để phục vụ công tác
điều tra. Trong suốt ngày hôm nay các điều tra viên
chủ yếu động viên bà Liễu bình tỉnh, kể tường tận
chi tiết quá trình phóng hỏa để cơ quan điều tra
hoàn tất hồ sơ, sớm có kết luận chính thức về vụ án.
Đối với việc vì sao phải dựng hiện
trường giả bằng sợi dây dù được cột thành nhiều đốt
dẫn từ ban công lầu một thòng xuống đất? Và có hay
không sự giúp sức của người khác để bà Liễu thực
hiện hành vi phóng hỏa đốt chồng đang được cơ quan
công an điều tra làm rõ.
Trưa 21/2, ngôi nhà của nhà báo
Hoàng Hùng nằm sâu trong khu dân cư Đại Dương,
phường 6, TP Tân An (Long An) cửa khóa chặt. Hai con
gái của ông Hùng đã nghỉ học về tá túc bên nhà dì
hai là bà Trần Thúy Nga (chị bà Liễu).
Cạnh nhà ông Hùng, nhà của vợ
chồng ông Nguyễn Văn Sữa và bà Trần Thúy Loan (chị
gái bà Liễu) cũng khóa cửa. Ông anh cột chèo với nhà
báo Hoàng Hùng này là một trong những người đầu tiên
có mặt tại hiện trường lúc vụ việc xảy ra. Trong suốt tháng qua, ông Sữa cũng thường xuyên được cơ
quan công an triệu tập lên làm việc.
Bà Loan cho biết, sáng 21/2 bà đã
ôm vài bộ quần áo và chăn mền gửi vào trại giam cho
bà Liễu. Trao đổi với
VnExpress.net, bà Loan nói sau đám tang ông Hùng
vài ngày, có một người làm trong cơ quan pháp luật
nói với bà rằng nên khuyên bà Liễu nếu có tội thì ra
đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng. Do đó,
sau khi nghe bà Liễu ôm hai con khóc, lầm bầm trước
bàn thờ ông Hùng mong chồng tha thứ, thì bà Loan đã
trực tiếp động viên và đưa bà Liễu đến cơ quan điều
tra
“Ở cơ quan điều tra tôi có nói với
em tôi là nếu có ai cùng tổ chức phóng hỏa giết
chồng thì hãy khai thật đi để pháp luật xem xét mà
khoan hồng. Theo tôi thì một mình Liễu không thể làm
việc tày trời này nên chắc chắn có đồng phạm”, bà
Loan nói.
Thủ
phạm sát hại nhà báo Hoàng
Hùng. Ảnh: Internet
Lúc 17 giờ 20
phút ngày 21-2, Đại tá Phan Chí
Thanh - Giám đốc công an tỉnh Long
An cho biết, ông vừa ký quyết định
bắt tạm giữ hình sự đối với đối
tượng Trần Thúy Liễu (40 tuổi), ngụ
phường 6, thành phố Tân An, Long An,
để tiếp tục điều tra làm rõ về hành
vi cố ý giết người.
Như tin đã đưa,
vào khoảng hơn
21 giờ 30 phút ngày
20-2, thủ phạm giết nhà báo Lê Hoàng
Hùng (phóng viên báo Người Lao động)
đã ra đầu thú. Hung thủ không phải
ai xa lạ, chính là bà Trần Thúy Liễu
- vợ nhà báo Hoàng Hùng.
Theo nhà báo
Nguyễn Phấn Đấu, phóng viên báo Lao
Động, vào thời điểm trên, khi anh
đi
công tác về, ghé qua nhà thắp hương
cho nhà báo Lê Hoàng Hùng, bà Trần
Thuý Liễu đã tự nhận mình là thủ
phạm và nhờ nhà báo cùng người thân
trong gia đình đưa đến cơ quan cảnh
sát điều tra Công an tỉnh Long An
đầu thú.
Khoảng 1 giờ 15
phút ngày 19-1, nhà báo Lê Hoàng
Hùng đang ngủ tại nhà ở khu đô thị
Đại Dương, phường 6, thành phố Tân
An, tỉnh Long An, đã bị kẻ gian tạt
cồn và phóng hỏa đốt.
Anh Hùng được
chuyển ngay đi cấp cứu ở Bệnh viện
Đa khoa Long An, sau đó chuyển lên
khoa Bỏng thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 10 ngày điều
trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chiều
29-1, nhà báo Lê Hoàng Hùng (51 tuổi)
đã không qua khỏi và tử vong tại
bệnh viện.
Thứ Hai, 21/02/2011, 20:44
(GMT+7)
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/425692/Vo-nha-bao-Hoang-Hung-khai-ly-do-giet chong .html
Vợ nhà báo
Hoàng Hùng khai lý do giết chồng
TTO - Chiều
21-2, thượng tá Phạm Văn Tiến,
trưởng phòng Cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội Công
an tỉnh Long An, cho biết sau
khi bà Liễu ra đầu thú, cơ quan
điều tra đã quyết định tạm giữ
hình sự để phục vụ điều tra.
Bà
Liễu (giữa) trong đám
tang ông Hoàng Hùng -
Ảnh: V.Tr
Theo ông Tiến,
bước đầu bà Liễu khai nguyên
nhân sát hại chồng là do ông
Hùng biết bà có quan hệ tình cảm
với người khác, nảy sinh ghen
tuông và do nợ nần của cả hai
người.
Theo đó, ông
Hùng cho rằng bà Liễu có quan hệ
tình cảm bên ngoài, ông Hùng đã
chửi mắng và có lần đánh bà nên
bà đâm ra bực tức, có ý định trả
đũa.
Bên cạnh đó,
cuối năm 2010 bà Liễu nhiều lần
sang Campuchia đánh bạc và bị
thua nên mắc nợ. Do ông Hùng
cũng đang nợ tiền xây nhà nên bà
Liễu đề nghị bán nhà, nhưng ông
Hùng không đồng ý. Hai người nảy
sinh mâu thuẫn trầm trọng, đến
mức ông Hùng nói với bạn bè là
không muốn về nhà nữa. Từ những
chuyện này bà Liễu đã nghĩ đến
chuyện đốt chồng chết.
Rạng sáng 19-1
bà Liễu đã tưới xăng đốt ông
Hoàng Hùng khi ông đang ngủ ở
phòng riêng. 10 ngày sau đó ông
đã tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy
(TP.HCM) do nhiễm trùng nặng.
Căn
nhà ông Hoàng
Hùng (trái) - nơi xảy ra
vụ án - Ảnh: V.Tr
Từ ngày 1-2, bà
Liễu liên tục bị cơ quan điều
tra triệu tập làm việc. Trong
những ngày đầu, bà Liễu một mực
khẳng định mình không liên quan
đến việc ông Hoàng Hùng bị đốt
dẫn đến tử vong. Mặt khác bà
khai sang Campuchia chỉ để bán
khăn lạnh chứ không đánh bạc.
Tuy nhiên càng về sau lời khai
của bà Liễu liên tục mâu thuẫn
khi thừa nhận sang Campuchia
đánh bạc hơn 20 lần, có thua
tiền; đồng thời cho rằng ông
Hùng tự sát chứ không có ai sát
hại.
Bà Trần Thúy
Nga (chị thứ hai của bà Liễu) kể
với phóng viên: Sau khi trở về
từ cơ quan điều tra chiều 20-2,
tâm trạng của bà Liễu rất buồn.
“Nó khóc, đòi tự vẫn và thừa
nhận đã gây ra cái chết của
chồng. Nó bảo tôi đừng trách nó”
- bà Nga kể.
Cũng tối 20-2
bà Liễu đã thừa nhận với chị
mình là chính bà đã đi mua xăng
về và đốt ông Hùng khi ông đang
ngủ say.
Bà Liễu thở dài
nói rằng
nếu bị công an bắt giam
thì bà cũng sẽ không sống nổi
nên nhờ bà Nga cưu mang, nuôi
nấng giùm hai đứa con, đứa lớn
Lê Hồng Nhung 17 tuổi đã nghỉ
học, còn đứa út Lê Hồng Châu 12
tuổi, đang học lớp bảy.
Khi nghe bà
Liễu thừa nhận hành vi giết
chồng, mọi người trong gia đình
khuyên bà nên đi đầu thú và khai
hết sự thật để được pháp luật
khoan hồng, sớm trở về nuôi hai
đứa con.
Cuối cùng bà
Liễu đồng ý đến cơ quan điều tra
đầu thú ngay trong đêm 20-2. Bà
Nga cũng cho biết thêm là mấy
chị em có hỏi vì sao lại giết
chồng và có ai giúp sức không,
nhưng bà Liễu chỉ khóc mà không
trả lời.
Bước đầu, bà
Liễu khai có hai nguyên nhân dẫn đến
việc bà sát hại chồng: một là, ông
Hùng biết chuyện tình cảm của bà ở
bên ngoài, hai là vấn đề kinh tế gia
đình khó khăn.
Bà Trần
Thúy Liễu trong đám tang ông
Hùng. Ảnh: CTV.
Như đã đưa tin,
sau một tháng kể từ ngày nhà báo Lê
Hoàng Hùng (báo Người Lao Động)
bị đốt dẫn đến tử vong, đêm 20-2, bà
Trần Thúy Liễu (vợ ông Hoàng Hùng)
đã đến công an thừa nhận hành vi
giết chồng.
Chiều 21-2,
thượng tá Phạm Văn Tiến, trưởng
Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự - xã hội Công an tỉnh Long
An, cho biết, sau khi bà Liễu ra tự
thú, cơ quan điều tra đã quyết định
tạm giữ hình sự để phục vụ điều tra.
Theo ông Tiến,
bước đầu bà Liễu khai có hai nguyên
nhân dẫn đến việc bà sát hại chồng.
Một là, ông Hùng biết chuyện tình
cảm của bà ở bên ngoài, hai là vấn
đề kinh tế gia đình khó khăn. Về
chuyện tình cảm, gần đây ông Hùng
phát hiện vợ có quan hệ tình cảm với
một vài người khác nên nảy sinh ghen
tuông. Bà Liễu khai ông Hùng có chửi
mắng và đánh bà.
Ngoài ra, cuối
năm 2010, bà Liễu đã sang Campuchia
đánh bạc, do thua bạc, thiếu nợ nên
bà Liễu đề nghị ông Hùng bán căn nhà
đang ở nhưng ông Hùng không đồng ý.
Theo đại tá Phan
Chí Thanh - giám đốc Công an tỉnh
Long An, ngay trong ngày xảy ra vụ
việc nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, Cơ
quan cảnh sát điều tra công an tỉnh
đã quyết định khởi tố vụ án hình sự
và thành lập ban chuyên án tiến hành
điều tra, trong đó tập trung vào đối
tượng Trần Thúy Liễu. Sau hơn 20
ngày thẩm vấn, đến 22 giờ ngày 20-2,
bà Liễu đến cơ quan điều tra thú tội.
Báo cáo của Công
an tỉnh Long An ngày 21-2 cho biết,
sáng 17-1, bà Liễu đi mua một đoạn
dây dù và 20.000 đồng xăng chứa
trong bịch nilông đem cất vào tủ.
Trưa 17-1, khi không có ai ở nhà, bà
Liễu lấy dây dù cột vào lan can nhà
ở tầng 1, thắt nút các dây với dụng
ý làm hiện trường giả rồi giấu vào
góc khuất.
Khoảng 0 giờ
ngày 19-1, bà Liễu đi từ phòng ngủ
ra lan can thả một đầu dây dù xuống
đất, sau đó lấy bịch xăng tạt vào
giường ông Hùng đang nằm ngủ và châm
lửa đốt. Thấy lửa đã cháy, bà Liễu
đi về phòng nằm như không có chuyện
gì xảy ra.
Khi ông Hùng bị
phỏng tung cửa chạy ra kêu cứu, bà
Liễu mới cùng hai con chạy ra dập
lửa trên người ông Hùng và cùng kêu
cứu. Báo cáo khẳng định, lời khai
của bà Liễu phù hợp với kết quả khám
nghiệm hiện trường vụ án và các tài
liệu chứng cứ thu thập được. Công an
đang xác định có hay không đối tượng
đồng phạm với bà Liễu.
Sau khi dập được
lửa, bà Liễu và những người hàng xóm
đưa ông Hùng đến Bệnh viện Đa khoa
Long An cấp cứu. Nhưng do vết phỏng
quá nặng, ông Hùng tiếp tục được đưa
lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Đến
13 giờ ngày 29-1, ông Hùng tử vong
do “choáng nhiễm trùng, nhiễm độc do
phỏng”.
Trong những ngày
đầu xảy ra vụ án, bà Liễu một mực
khẳng định mình không liên quan đến
việc ông Hoàng Hùng bị đốt. Bà chỉ
khai sang Campuchia để bán khăn lạnh
chứ không đánh bạc. Tuy nhiên càng
về sau lời khai của bà Liễu bộc lộ
mâu thuẫn, đồng thời thừa nhận sang
Campuchia đánh bạc hơn 20 lần, có
thua tiền.
Trao đổi với
phóng viên, bà Trần Thúy Nga (chị bà
Liễu) cho biết liên, tục từ ngày 1
đến 20-2, ngày nào cơ quan điều tra
cũng triệu tập bà Liễu, kể cả những
ngày tết. Chiều 20-2, sau khi trở về
từ cơ quan điều tra, tâm trạng của
bà Liễu rất buồn.
“Nó khóc và đòi
tự vẫn. Mấy chị em thắc mắc thì nó
thừa nhận đã gây ra cái chết của
chồng” - bà Nga kể. Cũng tối hôm đó,
bà Liễu nhờ bà Nga cưu mang, nuôi
nấng giùm hai con (con lớn đã nghỉ
học, còn con út đang học lớp 7).
Theo lời bà Nga,
khi nghe bà Liễu thừa nhận giết
chồng, mọi người trong gia đình
khuyên bà Liễu nên đi tự thú và khai
hết sự thật để được pháp luật khoan
hồng. Cuối cùng, bà Liễu đồng ý để
người nhà đưa đến cơ quan điều tra
ngay trong đêm 20 - 2. Bà Nga cũng
nói mấy chị em có hỏi vì sao lại
giết chồng và có ai giúp sức không,
nhưng bà Liễu chỉ khóc mà không trả
lời.
(Dân trí) Chiều tối ngày
21/2, CQĐT Công an tỉnh Long
An có quyết định tạm giữ
hình sự bà Trần Thúy Liễu
(40 tuổi, ngụ phường 6,
TP.Tân An) để tiếp tục làm
rõ hành vi cố ý giết người. >> Long An: Vợ nhà báo
thú nhận đốt giết chồng
Bà Liễu (giữa) trong
đám tang ông Hoàng
Hùng - Ảnh: V.Tr
Nguồn tin từ CQĐT cho hay,
tối ngày 20/2 khi bà Liễu
được người nhà đưa đến cơ
quan công an tự thú liền có
cán bộ túc trực lấy lời khai
phục vụ điều tra.
Cho đến hơn 17h chiều
ngày 21/2, bà Liễu khai nhận
nhiều tình tiết với CQĐT.
Theo đó, ngoài nguyên nhân
xảy ra vụ án là giữa 2 vợ
chồng xảy ra mâu thuẫn về
tiền bạc còn liên quan đến
mối quan hệ “bên ngoài” của
bà Liễu.
Mâu thuẫn trong tiền bạc,
do bà Liễu thường hay sang
Campuchia đánh bạc và thiếu
nợ. Bản thân nhà báo Hoàng
Hùng cũng đang thiếu nợ khi
vay tiền mua nhà nên khi
nghe bà Liễu đòi bán nhà trả
bớt nợ thì anh Hùng không
đồng ý
Khi đó, nhà báo Hoàng
Hùng cũng nghi ngờ bà Liễu
có “mối quan hệ bất chính”
bên ngoài nên anh tỏ ra
không vừa lòng. Đỉnh điểm
của sự mâu thuẫn là tối ngày
18/1, nhà báo Hoàng Hùng đã
to tiếng và mắng bà Liễu.
Quá uất ức vì bị chồng
mắng nên tối ngày 18/1, bà
Liễu đã có ý định đốt chồng
cho hả giận. Rạng sáng ngày
19/1, bà Liễu đổ xăng lên
người anh Hoàng Hùng đang
ngủ trên tấm nệm và châm lửa
đốt. Nhà báo Hoàng Hùng bị
bỏng nặng và tử vong 10 ngày
sau tại BV Chợ Rẫy.
Khi vụ việc xảy ra, qua
khám nghiệm hiện trường,
CQĐT cho rằng hiện trường vụ
cháy có nhiều điểm nghi vấn.
Đáng chú ý qua lời khai của
bà Liễu là cửa phòng ngủ của
nhà báo Hoàng Hùng lúc bị
đốt vẫn đang mở; ngoài ra
còn sợi dây dù treo từ phòng
ngủ xuống đất cũng không hợp
với việc kẻ nào đó đột nhập
vào phòng sát hại anh Hùng.
Từ một số điểm nghi vấn,
CQĐT liên tục tập trung lấy
lời khai từ bà Liễu.
Tuy nhiên, qua hơn 1
tháng lấy lời khai, bà Liễu
vẫn nhất mực cho rằng mình
không liên can đến vụ đốt
chồng mà cho rằng chồng bà
tự sát. Cho đến chiều ngày
20/2, bà Liễu bắt đầu sa sút
tinh thần. Sau khi đốt mấy
nén nhang cho chồng, bà Liễu
đã khóc và đòi tự sát. Sau
đó, bà Liễu đã nhận mình là
người đã gây ra cái chết của
anh Hoàng Hùng.
Trước khi đi tự thú, bà
Liễu đã gửi gắm 2 con gái là
Lê Hồng Nhung (17 tuổi) và
Lê Hồng Châu (13 tuổi) lại
cho một người chị ruột nuôi
dưỡng.
Hiện bà Liễu đã được đưa
về một trại giam trên đường
Nguyễn Đình Chiểu (TP.Tân
An, tỉnh Long An).
"Đi đâu con cũng nghe người ta xì xầm cha chết là
do mẹ giết. Đầu con rất đau, chỉ muốn ngất. Con không dám tới trường.
Em con còn nhỏ, thấy người ta nói lóng hỏi mẹ ở tù bao lâu nhưng nó
không biết”, con gái đầu của cố nhà báo Hoàng Hùng khóc.
>
Vợ nhà báo đốt chồng 'chỉ để dằn mặt' /
Vợ nhà báo bị phóng hỏa tự thú giết chồng
Căn nhà tường một trệt, ba lầu cửa gỗ khang trang
vẫn còn thơm mùi sơn mới được nhà báo Hoàng Hùng xây cách đây một
năm nằm sâu trong khu dân cư Đại Dương, phường 6, TP Tân An (Long
An). Trái ngược với hình ảnh ấy là ngôi nhà nền đất vách lá hở trước
trống sau mà mẹ anh là bà Nguyễn Thị Kim Nga (75 tuổi) đang ở cách
đó chục km. Sau một đêm thức trắng khi hay tin con dâu trưởng thú
nhận giết chồng, sáng ngày 21/2, bà Nga có mặt tại nhà anh Hoàng
Hùng ôm ghì lấy các cháu.
Buông tiếng thở dài thắp ba nén nhang trước bàn
thờ có di ảnh con trai, cụ bà không nói gì nhiều cũng chẳng trách
oán ai. "Suốt đêm, tôi không chợp mắt được, mong trời mau sáng để
xuống xem hai đứa nhỏ ra sao... Chúng vừa mất cha, mẹ lại vướng vòng
lao lý, đường đời của tụi nó sắp tới sẽ ra sao", cụ bà đau đớn.
Bà bảo, một năm trước, khi thấy đứa con trai lớn
học cao nhất nhà trưởng thành, hạnh phúc với vợ đẹp và hai đứa con
gái ngoan bà đã rất toại nguyện. Vậy mà trước Tết Tân Mão vài ngày,
mái đầu bạc đã tiễn mái đầu xanh khi nhà báo Hoàng Hùng tắt thở sau
mười ngày nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Mẹ nhà báo Hoàng Hùng ngồi tiếp chuyện với
khách sáng ngày 21/2 tại nhà của con trai.
Ảnh: Thiên Phước.
Bà Nga là vợ liệt sĩ, sống cuộc sống thanh đạm ở
quê nghèo. Đi ra đường nghe thiên hạ bàn tán về cái chết của con bà
có liên quan đến thành viên trong gia đình, bà chỉ mong rằng dư luận
bên ngoài là sai. Đêm nào bà cũng thắp nhang van vái trời cao, vong
linh người chồng quá cố phù hộ cho hồn phách Hoàng Hùng được siêu
thoát.
Tiếp chuyện với
VnExpress.net, bà Trần Thúy Loan (chị gái bà Liễu) nói bà biết
chuyện em gái sang Campuchia đánh bạc nên đã nhiều lần can ngăn. Tuy
nhiên, Liễu chỉ nói với bà là “thắng thì chơi tiếp, thua thì nghỉ”.
Theo bà Loan, em rể của bà rất hiền, chiều đi làm về chỉ giải trí
bằng cách xem TV, ít nghe cãi nhau với vợ hoặc rầy la lớn tiếng hai
con gái. Chính vì thấy Hoàng Hùng hiền hậu nên vợ chồng bà Loan
quyết định xây nhà cạnh bên để hai gia đình tối lửa tắt đèn có nhau.
Cũng theo bà Loan, từ ngày anh Hùng nhập viện đến
nay, đứa lớn (17 tuổi) bỏ học để chăm sóc cha ở bệnh viện rồi sau đó
là chịu tang cha. Vài ngày trước cháu có đến trường nhưng cứ thấy có
người to nhỏ với nhau rằng chuyện gia đình nên cháu không đủ can đảm
đi học lại. Còn con bé út (12 tuổi) động viên mãi mới đến lớp lại,
nhưng giờ nó rất kiệm lời, lầm lũi như cái bóng.
"Điều tôi lo nhất là hai đứa nhỏ phải chịu đựng
khi người ta xầm xì bàn tán. Mọi điều tiếng dồn cả lên chúng...", bà
Loan ứa nước mắt.
Phía trong góc nhà, con gái lớn của anh Hoàng Hùng
ngồi khóc sướt mướt khi nghe hỏi đến cha. Cháu kể, hai năm trước
cháu bị bệnh não úng thủy phải nằm điều trị cả tháng ở Bệnh viện Chợ
Rẫy. Chiều nào cũng vậy, làm xong bố Hoàng Hùng lại tất tả vào bệnh
viện chăm sóc con gái và anh cứ khóc suốt.
Cháu cũng cho hay có biết mẹ sang Campuchia đánh
bạc nên đã khuyên nhiều lần. “Tuy nhiên, mẹ con nói sang đó bán khăn
lạnh nên con không dám cãi và càng không dám nói với cha. Con sợ cha
biết chuyện sẽ ly dị mẹ thì con sẽ không được sống với tình thương
yêu của cha và mẹ trong cùng một mái ấm gia đình”.
Cũng theo lời cô gái, sau khi bố mất, mẹ bị cơ
quan công an triệu tập liên tiếp, đi đến đâu em cũng nghe người ta
bàn tán cha em chết là do mẹ. "Những lần như thế, đầu con rất
choáng, chỉ muốn ngất xỉu. Con sợ nên không dám tới trường. Có hôm
em gái con đi học về còn hỏi: 'Mấy người hỏi em mẹ nhận 'mấy cuốn'
là sao hả chị ?' Nó còn nhỏ, không hiểu người ta hỏi mẹ ở tù bao
lâu...”, con gái đầu của cố nhà báo nước mắt lăn dài.
Thượng tá Phạm Văn Tiến - Trưởng Phòng Cảnh sát
điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Long An - cho biết,
bước đầu, bà Liễu khai có hai nguyên nhân dẫn đến việc bà sát hại
chồng. Một là, ông Hùng biết chuyện tình ái của bà ở bên ngoài nên
ghen. Hai là mâu thuẫn về chuyện tiền bạc. Bà Liễu khai nhận đã tự
mua xăng pha với dầu tưới lên nệm bật lửa đốt “chỉ để dằn mặt” sau
khi vợ chồng bà xảy ra cự cãi.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ luật gia Chu Hồng
Thanh - Ủy viên ban thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, cho rằng,
trong vụ án vợ nhà báo Hoàng Hùng đốt chồng, hai con của nhà báo cần được
giúp đỡ vượt qua sự việc khủng khiếp này. "Các cháu không có lỗi gì. Các
cháu rất đáng được yêu thương".
Con gái lớn nhà báo Hoàng Hùng khóc ngất khi
đưa tang cha..
Sau khi báo chí chính thức đăng tải
việc nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại bởi chính người vợ, ông có suy nghĩ gì?
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh:
Đây là một câu chuyện buồn. Những tai ương khủng khiếp tưởng như có thể đến
đâu đó chứ không thể đến từ người thân gần nhất. Nhà báo Hoàng Hùng đã mất
một cách rất thương tâm và anh không thể ngờ mà đề phòng được.
Theo tìm hiểu, tôi được biết anh là nhà
báo có tới 30 năm hành nghề báo, chuyên viết chuyên mục điều tra nên anh
chắc chắn sẽ không thiếu bản lĩnh nhà báo, tuy nhiên sự sát hại bất ngờ lại
đến từ trong nhà, từ người bạn đời gắn bó...
- Theo ông thì, chuyện này có gây
một tâm lý rất xấu trong xã hội...
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật gia
Chu Hồng Thanh: Dám làm điều ác đến mức như người đàn bà vợ nhà báo
Hoàng Hùng là trường hợp hy hữu, cũng không đến mức vì việc đau lòng này mà
lại coi như bài học đề phòng những người thân.
Nhưng từ việc này cũng có bài học
gì đó thưa ông?
Cố nhiên, nếu có gì đó để bạn gọi là
“bài học” thì đó chính là tình thương yêu gắn bó chia sẻ lẫn nhau, là củng
cố giá trị gia đình Việt Nam bền vững, là trách nhiệm cuộc sống, là mọi mâu
thuẫn trong gia đình nên giải quyết, nên nói cùng nhau cho hết và cùng dàn
xếp, là bài học về “tham thì thâm,” về cảnh giác với sự khuynh đảo của đồng
tiền trong nền kinh tế thị trường... Song, đó (vụ nhà báo Hoàng Hùng) là
chuyện hy hữu, không thể thành bài học của mọi người hay phổ biến kinh
nghiệm chung.
Theo như thông tin ban đầu từ cơ
quan điều tra thì bà Trần Thị Thúy Liễu đã nói rằng không cố ý giết chồng mà
chỉ định “dằn mặt” và không ngờ đã thành kẻ sát nhân, ông nhận xét gì?
Người chồng đang ngủ không có khả năng
nhận thức, không tự vệ được thì không thể coi là “quá tay” được. Đây là hành
vi cố ý, có sự chủ động, từ việc đổ chất lỏng gây cháy… đủ để cháy giường,
cháy người mà không cháy nhà…
Tôi cũng không muốn bàn thêm về tình
tiết, không chỉ vì đó là một chuyện buồn không muốn nói mà chính là vì cần
chờ những kết quả điều tra xác thực của cơ quan có tránh nhiệm, một kết luận
của tòa án.
Ngay bây giờ, với tư cách là một
luật gia, một nhà giáo dục ông nghĩ đến điều gì?
Tôi nghĩ đến hai đứa con gái của nhà
báo. Khổ nhất chính là hai đứa con của anh. Các cháu cần chúng ta giúp đỡ
vượt qua sự việc khủng khiếp này. Các cháu không có lỗi gì. Các cháu rất
đáng được yêu thương. Từ nhà trường, gia đình và xã hội cần bao bọc các cháu.
Không gì bao biện được cho người vợ
giết chồng và cũng càng không thể bao biện đến người mẹ không nghĩ đến các
con trong việc làm của mình. Tự sự việc này đã nói lên tất cả với chúng ta
về trách nhiệm với giới trẻ.
Các em cần được sống trong gia đình
hạnh phúc, yêu thương. Kể cả có rạn vỡ, mâu thuẫn mà cha mẹ đang nhịn nhau,
đang biết chấp nhận nhau cũng là đang vì nụ cười của các con mình. Và không
ít trường hợp sau giông tố, bình yên lại đến trong mỗi mái nhà.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Luật sư Phạm Thị Loan,
Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương: Hành vi của Trần Thị Thúy
Liễu rất kiên quyết, đạt tới mục đích cuối cùng. Trước khi làm thật
Liễu đã làm thử để đảm bảo khi làm thật phải đạt kết quả.
Trần Thị Thúy Liễu còn tạo hiện
trường giả. Khi hậu quả xảy ra, là vợ nhưng Liễu cố tình không đưa
nạn nhân đi bệnh viện ngay và cuối cùng thì anh Hoàng Hùng đã chết.
Khi nạn nhân chết, Liễu vẫn không có thái độ thành khẩn…
Nếu gọi là đầu thú thì phải
nhận tội trước khi bị phát hiện. Khi không thể chối tội được mới
nhận thì không gọi là đầu thú.
Theo một nguồn tin,
tại cơ quan điều tra, bà Trần Thị Thúy Liễu (SN 1971,
ngụ phường 6, TP Tân An, Long An), vợ nhà báo Hoàng Hùng,
khai động cơ giết chồng là do nhà báo Hoàng Hùng thiếu
nợ, có nhiều người đến đòi nên bà nghĩ khi chồng chết
thì không ai đòi nợ nữa.
Tổng biên tập Báo Người Lao
Động (phải) trao đổi với Thượng tá Phạm Hữu Châu,
Chánh Văn phòng Công an tỉnh Long An về vụ án
sát hại nhà báo Hoàng Hùng, sáng 21-2. Ảnh: Lê
Cường (Người Lao Động).
Lý giải việc vì sao đến thời điểm này
mới ra đầu thú, bà Liễu cho rằng sau khi nhà báo Hoàng
Hùng chết, nhiều người cho vay tiền đòi nợ và dọa “xử”
nên bà phải đầu thú.
Tuy nhiên, cũng theo nguồn tin nêu trên,
động cơ giết chết nhà báo Hoàng Hùng liên quan đến một
vụ việc có nhiều dấu hiệu khuất tất mà nhà báo Hoàng
Hùng đang điều tra.
Lệnh bắt khẩn cấp bà Trần Thúy Liễu vì
đã có hành vi đốt nhà báo Hoàng Hùng, phóng viên Báo
Người Lao Động, đêm 19-1 dẫn đến tử vong đã được Cơ
quan điều tra Công an tỉnh Long An thực hiện ngày 21-2.
Trong ngày, Ban Biên tập Báo Người Lao
Động đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Long An để tìm
hiểu thêm tình tiết liên quan đến vụ án.
Thượng tá Phạm Hữu Châu, Chánh Văn
phòng Công an tỉnh Long An, cho biết, hiện cơ quan điều
tra đang tiếp tục mở rộng vụ án.
Tổng Biên tập Báo Người
Lao Động Đỗ Danh Phương (bìa phải) chia sẻ
nỗi đau với những mất mát của mẹ nhà báo
Hoàng Hùng.
Ảnh: Tấn Thạnh (Người Lao Động).
Người nhà bà Liễu cho biết, trước lúc
ra đầu thú, bà gửi gắm hai con lại cho người chị và dọa
tự sát vì đã giết chồng. Bà Trần Thúy Nga, chị của bà
Liễu, cố gặng hỏi xem trong vụ án này có ai xúi bà gây
án hay không. Bà Liễu vẫn khẳng định là chỉ có một mình
ra tay.
Theo bà Nga, bà Liễu không thể gây án
một mình bởi vì thường ngày, “cả việc cắt cổ con gà nó
còn không dám thì làm sao giết chồng một mình được?”.
Cũng theo bà Nga, trước khi đầu thú, bà
Liễu nói chính mình đi mua xăng và cả sợi dây dù để làm
hiện trường giả.
“Trước khi Liễu ra đầu thú, tôi
đã hỏi động cơ nào mà nó dám làm vậy, nhưng nó
chỉ khóc và nói: “Chị đừng trách em nữa, em
không thể nói được, chị cố gắng lo giúp hai con
của em”. Tôi không biết phải nói sao, đành
khuyên nó khai báo thành khẩn để còn có cơ hội
về với các con… Tội Liễu làm thì đã có pháp luật
trừng trị nhưng cả bà con, dòng họ, gia đình xấu
hổ và điêu đứng vì nó...” - bà Nga nghẹn ngào.
Khoảng 14h30 chiều ngày 22/2, một số cán bộ điều
tra của Công an tỉnh Long An đã thực hiện lệnh khám xét nhà bà Trần
Thúy Liễu cũng là nhà của nhà báo Lê Hoàng Hùng tại khu dân cư Đại
Dương, phường 6, TP Tân An (Long An).
Bà Trần Thúy Nga, chị ruột bà Liễu cho biết, chứng
kiến buổi khám xét ngoài bà còn có bà Trần Thúy Loan, anh Phạm Tuấn
Phước (con rể bà Nga) và hai con gái của nhà báo Hoàng Hùng cùng với
chính quyền địa phương.
Sau khi đọc lệnh khám xét, cô con gái lớn của nhà
báo Hoàng Hùng đã mở từng chiếc tủ trong tất cả các phòng để các cán
bộ điều tra kiểm tra, chụp ảnh. Buổi khám xét kết thúc sau gần một
giờ. Cơ quan điều tra thu giữ một số vật dụng để phục vụ cho công
tác điều tra. Trong đó, có một chiếc bật lửa bằng nhựa nằm ngoài
phòng khách ở tầng một, tức phía trước căn phòng mà nhà báo Hoàng
Hùng bị phóng hỏa vào lúc nửa đêm về sáng ngày 19/1.
Nhà bà Liễu (cao tầng) đã bị khám xét để
tìm chứng cứ. Ảnh: Thiên Phước.
Sáng 22/2 thường
trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An đã nhận được kết quả điều tra bước
đầu của Công an tỉnh Long An về vụ án phóng hỏa đốt nhà báo Hoàng
Hùng. Văn bản này do đại tá Phan Chí Thanh - Giám
đốc Công an tỉnh Long An - ký nêu rõ vụ việc rằng sau khi xảy ra vụ
phóng hỏa đốt nhà báo Hoàng Hùng thì ngày 19/1 Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Long An đã khởi tố vụ án giết người. Ngay sau đó,
Giám đốc Công an tỉnh Long An đã thành lập ban chuyên án để tiến
hành điều tra tìm hung thủ, trong đó tập trung vào bà Trần Thúy Liễu
là vợ nạn nhân.
Sau hơn một tháng điều tra, đến 21h ngày 20/2 bà
Trần Thúy Liễu đến cơ quan điều tra tự thú. Bà này khai rằng
động cơ gây án là mâu thuẫn tiền bạc. Sáng ngày 17/1 bà Liễu mua một
đoạn dây dù và 20.000 đồng xăng bỏ vào bịch ni-lông đem cất vào tủ.
Đến trưa cùng ngày khi ở nhà một mình, bà Liễu đã lấy dây dù ra cột
vào lan can và thắt thành từng đốt rồi kéo giấu vào một góc. Đến
khoảng 0h ngày 19/1, bà Liễu đi từ phòng ngủ ra lan can, thả một
đoạn dây dù xuống đất sau đó lấy bịch xăng tạt vào giường chồng đang
ngủ, châm lửa đốt rồi về phòng nằm. Khi nghe tiếng kêu cứu của nạn
nhân, bà Liễu cùng hai con chạy ra dập lửa và kêu cứu.
Theo Công an tỉnh Long An, lời khai của bà Liễu
phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường và các tài liệu, chứng
cứ mà cơ quan điều tra thu thập được. Hướng điều tra tới đây là củng
cố chứng cứ chứng minh hành vi giết người của bà Liễu, đồng thời xác
định có hay không đồng phạm trong vụ án.
Chiều ngày 22/2, trao đổi với VnExpress.net,
thượng tá Phạm Văn Tiến - Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội Công an tỉnh Long An - cho biết, dù đã thực hiện lệnh
khám xét nhà tìm chứng cứ nhưng công an chưa khởi tố bị can đối với
bà Liễu vì vẫn còn trong thời gian tạm giữ hình sự.
(Dân trí) - Cho đến chiều tối ngày 22/2, CQĐT vẫn tiếp tục tạm giữ bà
Trần Thúy Liễu tại trại tạm giam 159 Nguyễn Đình Chiểu (TP.Tân An, tỉnh
Long An) để điều tra. Theo cơ quan công an, bà Liễu có ngất xỉu trong
trại tạm giam mấy lần. >> Vợ nhà báo Hoàng Hùng: Ra tay vì bị chồng mắng
Khoảng 14h30 chiều ngày 22/2, một tổ công tác của CQĐT đến nhà cố nhà
báo Lê Hoàng Hùng ở khu dân cư Đại Dương (phường 6, TP.Tân An) để khám
xét lại hiện trường dưới sự chứng kiến của người thân và chính quyền địa
phương.
Tổ công tác đã ghi lại một số lời khai của người nhà bà Liễu, đồng
thời quan sát lại hiện trường tiếp giáp giữa 2 căn nhà. Việc khám
xét của cơ quan công an đến khoảng 16h thì kết thúc.
Kiểm tra lại hiện
trường
Theo bà Trần Thúy Loan (chị gái bà Liễu), cơ quan công an đến khám
xét lại hiện trường phần nào đó muốn xem lại hiện trường có đúng như lời
khai của bà Liễu hay không chứ không thu giữ hay hỏi gì thêm.
Bà Loan cũng nói, công an cho biết, từ khi bị tạm giữ, bà Liễu có
xỉu mấy lần. Theo bà Loan, em gái bà bị bệnh rối loạn tiền đình nên
khi bị áp lực dễ dẫn đến xỉu.
Cán bộ điều tra
đang ghi biên bản cuộc khám xét lại hiện trường
Cho đến lúc này, công an vẫn chưa cho bất cứ ai vào thăm bà Liễu, kể
cả người thân trong gia đình. Người nhà chỉ có thể gửi quần áo và sữa
vào cho bà Liễu thông qua công an.
Huỳnh Hải
Nỗi lòng mẹ nhà báo Hoàng Hùng khi
hay tin “con dâu giết chồng”
Sau những
phút giây đau xót, định thần lại, bà Nguyễn Thị Kim Nga vẫn không thể tin
rằng con dâu lại là hung thủ giết chồng.
Từ lúc vụ án xảy ra, đêm nào bà cũng
thắp nhang cầu mong kẻ thủ ác là ai khác
chứ không phải Liễu như dư luận ám chỉ.
Bởi nếu đúng như vậy thì hai đứa cháu
nội của bà sẽ sống ra sao trong những
ngày sắp tới…
>> Vợ nhà báo bị phóng hỏa tự thú giết
chồng
Sau cái chết thương tâm
của nhà báo Hoàng Hùng, nghi can số 1
của vụ án là bà Trần Thúy Liễu, vợ nạn
nhân được cơ quan điều tra "chăm sóc"
rất kỹ. Thời điểm này, nhiều cơ quan
thông tin đại chúng cũng đặt nghi vấn
cái chết của nhà báo Hoàng Hùng có liên
quan đến chuyện bà Liễu nợ nần do thua
bạc, đòi bán nhà để trả nợ nhưng ông
Hùng không chấp nhận... Tuy nhiên, sau
gần 3 tuần liên tục được cơ quan điều
tra triệu tập nhưng bà Liễu vẫn không
thừa nhận tội lỗi. Và giữa lúc sự việc
tưởng chừng rẽ sang hướng khác thì bất
ngờ tối 20/2, bà Liễu được người nhà chở
đến cơ quan điều tra đầu thú…
Thú nhận tội ác
Sáng 21/2, Thượng tá
Phạm Hữu Châu, Chánh văn phòng Công an
tỉnh Long An, xác nhận với PV Báo CAND,
khoảng 22h ngày 20/2, bà Trần Thúy Liễu,
vợ cố nhà báo Lê Hoàng Hùng đã được
người nhà đưa đến Phòng CSĐT tội phạm về
TTXH, Công an tỉnh Long An để thú nhận
hành vi dùng xăng đốt chết chồng mình
vào rạng sáng 19/1. Vì sau khi đầu thú,
tinh thần bà Liễu không được ổn định,
luôn miệng đòi tự tử nên cơ quan Công an
chưa đi sâu khai khác về quá trình phạm
tội cũng như động cơ gây án.
Bà
Trần Thúy Liễu cùng 2 con gái
trong ngày đưa tang nhà báo
Hoàng Hùng.
Bà Trần Tố Loan, chị
ruột bà Liễu, có mặt tại Phòng PC45 vào
sáng 21/2 cho biết, chiều 20/2, sau khi
từ cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An trở
về, bà Liễu vào phòng ngủ rồi gọi hai
đứa con gái vào. Bà Liễu ôm hai con khóc
thảm thiết mà không nói lời nào. Sau đó,
bà Liễu sang nhà chị Loan gọi thêm người
chị hai đến để gửi gắm lo cho hai đứa
con vì Liễu không còn thiết sống nữa và
đòi tự tử. Các chị của Liễu gặng hỏi mãi
thì Liễu thừa nhận mình chính là hung
thủ tưới xăng đốt chết chồng. Ngay sau
đó, chị Loan đã đưa Liễu đến cơ quan
Công an đầu thú.
Vẫn theo Thượng tá
Phạm Hữu Châu, lời khai ban đầu của đối
tượng Liễu tại cơ quan điều tra thì chỉ
mỗi mình Liễu thực hiện hành vi phạm tội.
Vì vậy, vụ án này còn có đồng phạm hay
không đòi hỏi phải qua quá trình điều
tra chứ hiện tại chưa có chứng cứ để xác
định có đồng phạm như một số tờ báo đã
đăng tải.
Nỗi đau khôn nguôi!
Trưa 21/2, chúng tôi
có mặt tại ngôi nhà nơi nhà báo Hoàng
Hùng bị sát hại. Tại đây chúng tôi gặp
nhà báo Nguyễn Phấn Đấu (Báo Lao Động),
bạn thân của nhà báo Hoàng Hùng hơn 20
năm qua, lúc anh đang động viên, an ủi
cháu Lê Hồng Nhung, 20 tuổi, con gái lớn
của nhà báo Hoàng Hùng trước nỗi đau và
mất mát quá lớn. Nói về nỗi đau của gia
đình, cháu Nhung chỉ biết bưng mặt khóc.
Chị Trần Thúy Nga, chị
lớn nhất trong gia đình bà Liễu, giọng
đau xót: "Từ hôm xảy ra vụ án, con bé
đang học lớp 11 phải nghỉ học giữa chừng
để túc trực chăm sóc bố. Sau khi anh
Hùng qua đời liền rộ lên thông tin Liễu
sát hại anh Hùng, con bé bị bạn bè trêu
chọc, gièm pha nên không dám đến trường.
Em gái cháu là Lê Hồng Châu thời gian
qua cũng đến lớp trong trạng thái tâm lý
nặng nề. Tôi lo với sự thật đau đớn và
phũ phàng này các cháu khó mà vượt qua
được".
Người đau đớn nhất
trong vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị vợ mưu
sát có lẽ là bà Nguyễn Thị Kim Nga, mẹ
nhà báo Hoàng Hùng, năm nay đã 74 tuổi.
Bà Nga hiện cư trú trong ngôi nhà cấp 4
nền đất, mái tranh nằm sâu trong con hẻm
nhỏ ở ấp 4, xã Nhị Thành, huyện Thủ
Thừa. Khi chúng tôi đến thăm, bà cụ dáng
gầy guộc, ngồi thẫn thờ bên bàn thờ
chồng, nghẹn ngào không nói nên lời, chỉ
biết ôm mặt khóc khi nhắc đến cái chết
của con trai.
Bà Nga
- mẹ nhà báo Hoàng Hùng: "Má bất
ngờ khi hay tin con Liễu sát hại
chồng".
Anh Lê Hoàng Tuấn,
người con thứ 6 trong gia đình tâm sự,
gia đình biết chị Liễu là hung thủ sát
hại anh Hùng vào khoảng 11h tối 20/2.
Anh Tuấn nhớ lại: "Khi đó một đứa cháu
tôi lên mạng Internet xem thông tin chạy
về hét lớn rằng: "Ngoại ơi, bác Hai (bà
Liễu) lên Công an đầu thú rồi".
Một đứa nói cả nhà
không tin, sau đó thêm một đứa chạy về
nói với nội dung tương tự, tôi gọi điện
hỏi thăm anh Đấu và được biết chuyện ấy
là có thật. Từ lúc biết tin, má tôi cứ
khóc mãi, cả đêm bà không ngủ được, trời
vừa hừng đông là bà giục tôi đưa sang
nhà anh Hùng".
Sau những phút giây
đau xót, định thần lại, bà Nga vẫn không
thể tin rằng con dâu lại là hung thủ
giết chồng. Từ lúc vụ án xảy ra, đêm nào
bà cũng thắp nhang cầu mong kẻ thủ ác là
ai khác chứ không phải Liễu như dư luận
ám chỉ. Bởi nếu đúng như vậy thì hai đứa
cháu nội của bà sẽ sống ra sao trong
những ngày sắp tới.
Nói đến đây, bà cụ khẽ
thở dài, cho biết, sáng nay, khi bà sang
nhà anh Hoàng Hùng thì gặp ông Trần Văn
Mến, cha ruột của bà Liễu, cũng đang ở
đó cùng cháu ngoại. Gặp nhau, ông Mến
rót rượu rồi quỳ lạy xin bà tha tội cho
ông vì có đứa con làm chuyện nghịch đạo.
Nhưng bà Nga đã kịp ngăn lại, vì theo
bà, Liễu gây nên tội tày đình thì phải
chịu sự trừng trị của luật pháp và lương
tâm, chứ người khác làm gì nên tội? Còn
nỗi đau quá lớn đã qua, theo bà Nga, hãy
để cho nó nguôi ngoai theo năm tháng…
Dứt lời, bà lặng lẽ
nhìn về khoảng trống phía trước nhà, nơi
mọi lần anh Hùng về thường đậu xe rồi
vào thẳng nhà cười đùa với các em và
thăm hỏi mẹ.
Nhà báo Hoàng
Hùng biết rõ mình bị vợ mưu sát?
Nhà báo Nguyễn
Phấn Đấu cho biết, trong quá
trình điều trị tại Bệnh viện Chợ
Rẫy, khi bạn bè, đồng nghiệp vào
thăm hỏi "có biết ai hãm hại
mình?", nhà báo Hoàng Hùng im
lặng, rơi nước mắt với câu nói
bỏ lửng: "Nói ra chỉ thêm đau
lòng thôi".
Anh Lê Hoàng
Tuấn, em trai anh Hùng, người
túc trực chăm lo cho anh Hùng
trong quá trình điều trị tại
bệnh viện nhớ lại: "Đề cập đến
kẻ gây ra tội ác với mình, anh
Hùng im lặng nhưng nói chuyện
khác thì ảnh đều tham gia".
Từ cơ sở này,
nhiều thông tin cho rằng khi vụ
án xảy ra, anh Hùng biết rõ
người đầu gối tay ấp là hung thủ
nhưng vì không nỡ làm đau lòng
người thân và đặc biệt là 2 cô
con gái mà anh nhất mực yêu
thương nên anh đau đớn chọn giải
pháp… im lặng!
Lời khai
ban đầu của Trần Thúy Liễu
Theo nguồn tin
riêng của Báo CAND, do mâu thuẫn
về việc tiền bạc trong gia đình,
ông Hoàng Hùng thường xuyên đánh
đập Liễu, nên sáng 17/1, Liễu
đến tiệm tạp hóa số 177, QL62
mua 1 đoạn dây dù khoảng 10m và
đến cây xăng bưu điện mua 20.000
đồng xăng bỏ vào bịch nilon đem
về cất vào tủ.
Đến trưa 17/1,
trong lúc ở nhà một mình, Liễu
lấy dây dù cột vào lan can nhà
(tầng 1), thắt các nút thắt trên
dây rồi giấu vào một góc lan
can. Khoảng 0h ngày 19/1, Liễu
đi từ phòng ngủ ra lan can thả
một đầu dây dù xuống đất, sau đó
lấy bịch xăng tạt vào giường nạn
nhân đang ngủ và châm lửa đốt,
phát hiện lửa cháy, Liễu về
phòng ngủ nằm, khi nghe tiếng
kêu cứu của nạn nhân thì Liễu
cùng với 2 con chạy ra dập lửa
trên người nạn nhân và kêu cứu.
Theo cơ quan
điều tra Công an tỉnh Long An,
lời khai của Trần Thúy Liễu phù
hợp với kết quả khám nghiệm hiện
trường và các tài liệu chứng cứ
mà cơ quan điều tra đã thu thập.
Thông tin từ Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Long An cho biết đã ra quyết định
khởi tố bị can đối với bà Trần Thúy
Liễu (40 tuổi) ngụ tại khu dân cư
Đại Dương, phường 6, TP Tân An (Long
An) về hành vi “giết người”.
Theo một cán bộ có
trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân
dân tỉnh Long An thì việc phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can đối với bà
Liễu là việc phải làm sớm.
Liên quan đến cái
chết của nhà báo Lê Hoàng Hùng,
chiều 22/2, cơ quan điều tra tiếp
tục mời người anh cột chèo với nạn
nhân là ông Nguyễn Văn Sữa (chồng bà
Loan) đến thẩm vấn. Ông Sữa là người
ôm mền trèo ban công sang nhà bà
Liễu dập lửa cho nhà báo Hoàng Hùng
khi nghe vợ con nạn nhân kêu cứu.
Bà Liễu
thú nhận đã phóng hỏa. Ảnh:
T.P.
Trao đổi với
VnExpress.net, bà Trần Thúy Nga
cho biết: “Chiều 22/2 có một công an
đến nhà hỏi thăm Liễu trước giờ có
tiền sử về bệnh lý nào không. Nghe
nói hai ngày qua em tôi nhiều lần
ngất xỉu. Liễu từng bị rối loạn tiền
đình”.
Theo bà Nga, sau
khi gia đình và đồng nghiệp của nhà
báo Hoàng Hùng động viên, an ủi tinh
thần hai con gái của nạn nhân đã bớt
suy sụp nhưng hiện chỉ mới có cháu
út đi học. Chiều ngày 22/2 cô con
gái lớn anh Hùng bị cảm sốt, gia
đình đưa đi bác sĩ khám lấy thuốc
mang về nhà uống.
Liên quan đến việc
bà Liễu sang Campuchia đánh bạc,
chiều ngày 22/2 khi tiếp xúc với báo
chí ông
Trần Văn Tâm - Đội trưởng Đội
quản lý thị trường số 5 (đang bị
đình chỉ chức vụ) cho biết việc ông
sang Campuchia cùng với bà Liễu chỉ
là để theo dõi tình hình buôn lậu
bên kia biên giới.
Theo ông Tâm, việc
đánh bạc vài lần với số tiền
50.000-100.000 đồng là để cho bảo vệ
sòng bạc không để ý. Ông Tâm còn
khẳng định rằng mối quan hệ với bà
Liễu là bạn bè bình thường. Ông có
gửi bà Liễu 150 triệu đồng từ nguồn
tích lũy của gia đình để cho vay lấy
lãi 3% mỗi tháng với mục đích trang
trải việc học hành cho con đang học
đại học.
Ông Đặng Văn Lớp -
Giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An
- cho biết ngoài ông Tâm, sở đang
chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ hành vi
đánh bạc của 3 cán bộ quản lý thị
trường là ông Nguyễn Vinh Sang, kiểm
soát viên đội số 2; ông Nguyễn Văn
Hữu, đội trưởng đội quản lý thị
trường cơ động và ông Đặng Trường
Chinh, đội phó đội số 6. Theo ông
Lớp tùy theo mức độ sai phạm của
từng cán bộ mà sở ra quyết định kỷ
luật thích hợp, kiên quyết không bao
che.
TP - Bà Trần Thúy
Nga, chị ruột bà Trần Thị Thúy Liễu,
cho rằng rất có thể bà Liễu có người
giúp sức trong vụ sát hại nhà báo
Hoàng Hùng, ít nhất là tư vấn cho bà
Liễu kế hoạch gây án.
Khám
xét nơi ở của bà Liễu.
Ảnh: Tr.c
Chiều 22-2, Công an
tỉnh Long An đã khám xét nhà riêng
của bà Liễu (40 tuổi) và cố nhà báo
Hoàng Hùng (51 tuổi, phóng viên báo
Người lao động) tại khu dân cư Đại
Dương, phường 6, TP Tân An.
Cuộc khám xét diễn
ra trong gần 2 giờ, với sự có mặt
của các bà Trần Thúy Loan, Trần Thúy
Nga (2 chị ruột bà Liễu) cùng các
con của bà Liễu. Công an đã thu giữ
chiếc bật lửa gas, được xác định có
thể bà Liễu đã dùng gây án.
Có người tư vấn dựng hiện
trường giả?
Trao đổi với PV
Tiền Phong sáng hôm qua, bà Nga nói,
chưa hề thấy vợ chồng nhà báo Hoàng
Hùng to tiếng, xô xát. “Hàng xóm
cũng chưa ai ghét bỏ gì Liễu. Tôi
không tưởng tượng được nó có thể ra
tay giết chồng”.
Theo bà, bà Liễu là
người “nghĩ nông, không bao giờ có
sáng kiến” nên không thể là người tự
lập ra hiện trường giả. “Phải có
người góp ý chứ nó không thể biết
lấy cái dây làm cái thang”.
Theo báo cáo nhanh
của Công an tỉnh Long An, sáng 17-1,
bà Liễu đi mua một đoạn dây dù và
20.000 đồng xăng đựng trong bịch
nylon đem về cất trong tủ. Trưa
17-1, thừa lúc nhà vắng người, bà
Liễu lấy dây dù cột vào lan can nhà
ở tầng hai (lầu một), thắt nhiều nút
dây nhằm tạo hiện trường giả rồi
giấu vào góc khuất.
Khoảng 0 giờ ngày
19-1, bà Liễu đi từ phòng ngủ ra lan
can thả một đầu dây dù xuống đất,
sau đó lấy bịch xăng tạt vào giường
ông Hùng đang ngủ, châm lửa đốt rồi
đi về phòng.
Thực
nghiệm hiện trường vụ án .
Ảnh: T.P
Khi ông Hùng tung
cửa chạy ra kêu cứu, bà Liễu mới
cùng 2 con chạy ra dập lửa trên
người ông Hùng và cùng kêu cứu. Theo
cơ quan công an, lời khai của bà
Liễu phù hợp với kết quả khám nghiệm
hiện trường và các chứng cứ thu thập
được. Công an vẫn đang làm rõ liệu
bà Liễu có kẻ đồng phạm hay không.
Hai nguyên nhân gây án
Theo lời bà Nga, bà
Liễu mới học hết lớp 9. Năm 1991, bà
kết hôn với ông Hùng. Từ ngày có gia
đình, bà Liễu chỉ ở nhà làm nội trợ,
thỉnh thoảng có đi bỏ mối khăn lạnh.
Sau khi xây nhà mới, hơn một năm
trước bà Liễu bắt đầu chơi cờ bạc.
Cũng theo
bà Nga, 2 con của ông Hùng
và bà Liễu đã chuyển qua nhà
bà ở tạm. Hiện, Báo Người
lao động đang kêu gọi đồng
nghiệp, tổ chức và cá nhân
giúp đỡ để đưa hai cháu về
TPHCM tiếp tục đi học phổ
thông.
Bà Nga cũng nói, có biết quan hệ của
bà Liễu và ông Nguyễn Văn Tâm, đội
trưởng Đội quản lý thị trường số 5,
thuộc Sở Công Thương Long An. Bà Nga
cũng từng nhiều lần nhắc nhở em gái
về mối quan hệ này vì ít nhiều đã có
những đàm tiếu. Tuy nhiên, bà Liễu
nói “đó chỉ là quan hệ làm ăn”. (Ông
Tâm hiện đã bị đình chỉ công tác vì
hành vi đánh bạc. Chính ông này là
người nhiều lần cùng bà Liễu qua
Campuchia chơi bài ăn tiền).
Theo Công an tỉnh
Long An, bước đầu bà Liễu khai có 2
nguyên nhân dẫn đến việc bà sát hại
chồng. Một là, ông Hùng biết chuyện
tình cảm của bà ở bên ngoài, hai là
vấn đề kinh tế gia đình khó khăn. Bà
Liễu khai ông Hùng có chửi mắng và
đánh bà. Ngoài ra, do thua bạc,
thiếu nợ nên bà Liễu đề nghị chồng
bán căn nhà đang ở nhưng ông Hùng
không chấp thuận.
Sau khi làm việc
với cơ quan chức năng chiều qua, bà
Trần Thúy Nga cho hay, công an cho
biết từ lúc ra tự thú đến nay, bà
Liễu bị xỉu mấy lần, hiện sức khỏe
tương đối yếu.
Xuân Thủy - Quang
Phương
Khởi tố bị can đối với bà
Trần Thị Liễu về tội giết
người
Khuya 22-2,
PV Tiền Phong được
nguồn tin riêng thông báo:
Cơ quan điều tra Công an
tỉnh Long An đã ra quyết
định khởi tố bị can đối với
bà Trần Thị Thúy Liễu về tội
"giết người". Ngoài ra, cơ
quan điều tra còn triệu tập
ông Nguyễn Văn Sữa, anh rể
bà Liễu, để làm việc.
Ông Sữa
được nói là một trong những
người đầu tiên có mặt tại
hiện trường khi vụ việc xảy
ra. Tuy nhiên, khi PV gọi
điện cho thượng tá Phạm Văn
Tiến, trưởng phòng Cảnh sát
điều tra Công an tỉnh Long
An, ông Tiến không bác bỏ
cũng không xác nhận thông
tin trên và đề nghị PV liên
hệ với văn phòng Công an
tỉnh Long An để có câu trả
lời. Nhưng qua điện thoại,
thượng tá Phạm Hữu Châu,
chánh văn phòng nói: chưa
cập nhật thông tin.
TP - Khai thác
thông tin từ bà Trần Thị Thúy Liễu (vợ
nhà báo Hoàng Hùng), cơ quan điều
tra xác định, ngoài bà này, còn có
đồng phạm thực hiện hành vi đốt ông
Lê Hoàng Hùng, 51 tuổi, phóng viên
báo Người Lao Động.
Bà Liễu
trong đám tang chồng. (Nguồn
vnxpress.net).
Trong sáng qua
(21-2), mẹ và em ruột nhà báo Hoàng
Hùng đã đến nhà ông Trần Văn Mến, 73
tuổi, cha ruột bà Liễu. Tại đây, ông
Mến đã quỳ xuống vái sống mẹ nhà báo
Hoàng Hùng xin tha thứ.
Có đồng
phạm
Như Tiền Phong
đã thông tin, khuya 20-2, bà
Liễu, 40 tuổi đã đến cơ quan điều
tra thú nhận mình chính là hung thủ
đốt chết chồng. Ngoài ra, bà khai
rằng, có đồng phạm giúp sức thực
hiện hành vi phạm tội.
Thượng tá Phạm Văn
Tiến - Trưởng Phòng Cảnh sát điều
tra tội phạm về trật tự xã hội, Công
an tỉnh Long An - cho biết, ngay lập
tức, bà Liễu bị tạm giữ để lấy lời
khai. Cuộc làm việc kéo dài từ đêm
20-2 tới rạng sáng qua. Hiện, cơ
quan điều tra chưa tiết lộ lời khai
cụ thể của bà Liễu về nguyên nhân
giết chồng, cũng như chưa cho biết
có bao nhiêu đồng phạm trong vụ án
này.
Một nguồn tin của
Tiền Phong cho hay, bà Liễu
khai chuyện tiền bạc đã làm phát
sinh mâu thuẫn vợ chồng nên bà nảy
sinh ý định hãm hại chồng. Tuy
nhiên, bà Liễu cho rằng, chỉ định
đốt để “dằn mặt” chứ không có ý
đốt chết.
Trước đó, chiều tối
20-2, sau khi làm việc với cơ quan
điều tra, bà Liễu đã về nhà thắp
hương trước bàn thờ chồng rồi ôm hai
con khóc lóc. Chị ruột bà Liễu là bà
Trần Thúy Nga cho biết, khi thấy em
gái quỳ trước bàn thờ nói rằng “mong
anh tha thứ”, bà gặng hỏi thì em gái
thừa nhận đã chủ mưu giết chồng. Sau
đó, bà Liễu đòi tự sát nhưng gia
đình can ngăn, đồng thời đưa bà này
đến cơ quan công an đầu thú.
Cụ Nga, mẹ nhà báo Hoàng
Hùng: “Giờ tôi chỉ biết
trông chờ vào cơ quan pháp
luật”. Ảnh: T.P.
Đau lòng
tình sui gia
Tiếp xúc với PV
Tiền Phong chiều qua, cụ Nguyễn
Thị Kim Nga (74 tuổi, vợ liệt sỹ, mẹ
nhà báo Hoàng Hùng) cho biết, tầm 11
giờ tối 20-2, cụ nhận được tin con
dâu đã ra đầu thú.
“Lúc ấy, tui nghe
tụi trẻ nói có tin trên mạng là chị
Liễu đã ra công an đầu thú tội giết
chồng. Người nhà có gọi điện cho
cháu Nhung (con gái đầu nhà báo
Hoàng Hùng - PV), cháu nói đó là sự
thật”, cụ Nga kể.
“Ngày nào tui cũng
thắp hương cầu trời giúp nhanh chóng
tìm ra hung thủ. Nhưng câu cuối cùng,
bao giờ tui cũng cầu rằng đó không
phải là người thân. Nào ngờ…”, cụ
khóc.
Sáng hôm sau, khi
biết tin bà Liễu ra đầu thú, cụ Nga
và một người con trai đã đến nhà ông
thông gia Trần Văn Mến , cha ruột bà
Liễu. Tại đây, ông Mến đã rót một
chén rượu và quỳ xuống vái sống cụ
Nga xin tha thứ với lý do “mũi dại
thì lái chịu đòn”. Cụ Nga đã kịp đỡ
ông Mến dậy. Mọi người đều khóc, kể
cả những phóng viên có mặt.
Theo cụ Nga, ông
Hoàng Hùng rất ít khi về thăm nhà mẹ
ruột (ở ấp 4, xã Nhị Thành, Thủ Thừa,
Long An), có về cũng chỉ trong chốc
lát. Gần đây nhất, 10 ngày trước khi
bị hãm hại, ông Hùng về thăm mẹ và
nói đang nợ 300 triệu đồng tiền xây
nhà. Cụ Nga nói, từ ngày ông Hoàng
Hùng qua đời, bà Liễu chưa một lần
về thăm cụ.
Ông Mến - cha ruột
bà Liễu nói, là người con thứ năm
trong gia đình, trước giờ, Liễu
“cũng hiền lắm, thương yêu bố mẹ và
anh chị em trong nhà”. Thỉnh thoảng
cũng thấy có chơi bài bạc, nhưng
“không ngờ lại có thể đi chơi, nợ số
tiền lớn đến như thế”.
Hiện hai người con
gái (học lớp 7 và lớp 11) của ông
Hùng được gia đình nhà bà Liễu tạm
thời nuôi dưỡng. Con gái lớn của ông
Hùng đã ngừng đến trường do phải
chịu sức ép quá lớn từ dư luận.
Ngày 18-2, ông Đặng Văn Lớp - Giám đốc sở công thương
tỉnh Long An, cho biết, ông vừa ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối
với ông Nguyễn Văn Tâm - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5.
Ông Nguyễn Văn Tâm bị đình chỉ để làm rõ thông tin liên
quan đến vụ bà Trần Thúy Liễu - vợ nhà báo Hoàng Hùng, người bị phóng
hỏa ngày 19-1 - về hành vi đánh bạc ở Campuchia.
Cũng theo ông Đặng Văn Lớp, Sở Công Thương cũng đã có
văn bản chỉ đạo kiểm điểm 4 cán bộ thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh
về hành vi sang Campuchia đánh bạc.
Theo đó, các ông Nguyễn Văn Hữu - Đội trưởng Đội Quản
lý thị trường cơ động; ông Đặng Trường Chinh - Đội phó Đội Quản lý thị
trường số 6; ông Nguyễn Vinh Sang - kiểm soát viên Đội Quản lý thị
trường số 2, phải làm bản tường trình về quá trình sang Campuchia đánh
bạc mà gần đây báo chí đưa tin.