Luật nhân quả
(Dân trí) - Bố mẹ anh có đất rộng gần ngàn mét vuông. Anh lấy vợ, bố cho
mảnh đất to phía ngoài đường đẹp để xây nhà cửa đàng hoàng. Anh chị nhà
cao cửa rộng, không thiếu thứ gì, cứ tà tà mà tiến.
Em gái anh, bôn ba khắp nơi, chịu khó căn cơ tính chuyện làm giàu.
Nhưng rồi công việc làm ăn buôn bán bị đổ bể, em gái đành quay về
nương nhờ bố mẹ, xin ít đất xây ngôi nhà nhỏ cho gia đình, con cái có
chốn nương thân.
Chị tranh thủ tính toán mở cửa hàng kiếm thêm đồng ra đồng vào, mong
gây dựng lại chút cơ nghiệp, nên cần ngoài mặt đường.
Bố mẹ thương con, đồng ý cắt cho mảnh đất ngay bên cạnh nhà anh. Anh
khó chịu ra mặt. Đang yên đang lành khoảng không gian rộng lớn bị chặn
lại đâm tù túng, bí bách. Tình anh em tay chân không thắng được tính ích
kỷ cố hữu trong con người. Lại được vợ đứng sau hậu thuẫn, anh liền gây
khó dễ trong quá trình em gái làm nhà, cho bõ tức.
Từ chuyện đổ đất cát, sỏi không được dây sang phía nhà anh cho đến
việc cái cây nhà anh nằm chình ình đó cũng không được chặt, dù nó khá
vướng víu trong việc gia cố nền móng căn nhà. Lại còn cái tường, cô em
gái định xây ké vào tường nhà anh cho vững chắc và khỏi tốn kém, anh
kiên quyết không chịu, buộc phải xây cách tường nhà anh 15cm, đang sẵn
đất. Ai thấy cũng bất bình, vì vừa tốn thêm, vừa phi lý do có cái hang
cho chuột qua lại, đám thợ khốn khổ không len vào nổi để chát tường gạch,
thành ra cứ mưa là trong nhà cô em gái bị thấm nước. Anh mặc kệ!
Một thời gian sau con trai anh lập gia đình, anh tặng hai vợ chồng nó
mảnh đất rồi giúp dựng nhà, anh sang thương lượng với hàng xóm xin được
tựa một phần tường vào nhà họ, ông láng giềng nhất định không đồng ý.
Vậy là anh ngậm bồ hòn làm ngọt, xây cách ra như nhà cô em gái ngày
trước.
Bố anh đến nhìn rồi trầm ngâm nói với anh: "Không trách ai được cả.
Con làm khó cho em gái mình thì giờ người đời tạo chướng ngại cho con.
Chính con đã gây nên việc gai mắt ấy, luật nhân quả đúng cho muôn đời".
Anh im lặng, cúi đầu và nhớ lại việc năm nào, từng khiến anh nhức
nhối:
Anh dạy tại một trường đại học trong tỉnh, đến kỳ sinh viên lại đi
thực tập và viết bài để chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp. Anh được nhiều đồng
nghiệp bày cách kiếm tiền. Khi các sinh viên mang bài đến nộp, nhờ thầy
chỉ cho chỗ sửa, nay đến anh tìm cho một lỗi, mai đến lại thêm một lỗi
khác. Thực ra anh có thể chỉ hết trong một lần cho sinh viên đó, song vì
muốn kiếm thêm, anh buộc họ phải đến làm nhiều lần, chả lẽ họ "mặt mo"
nỡ đến tay không. Túi anh dày lên từ đó.
Cho đến ngày anh quyết định nâng cao bằng đại học của mình cho kịp
với xu thế, anh học cao học vào các ngày cuối tuần. Vừa học, vừa làm mãi
rồi cũng đến ngày chuẩn bị tốt nghiệp, anh bị hành cho y hệt ngày nào
anh đối xử với sinh viên. Quãng đường nào có gần, anh phải về Hà Nội học,
cách nhà 70 km, mà phong bì biếu xén cũng không thể mỏng. Gặp đúng ông
thầy "quái thai" bắt đi đi lại lại năm lần bảy lượt mới xong việc. Khi
ấy anh mới thấm thía: "Trời gieo họa còn mong thoát, tự mình gieo tai
hoạ khó thoát nổi vòng".
Bài học bố dạy hôm nay lại hiển hiện trong tim anh! Ngày mai, trước
khi bắt đầu bài giảng mới, anh sẽ tặng các sinh viên của anh một buổi
trò chuyện ngắn, khuyên họ hãy luôn giúp đỡ mọi người, có thể người đó
không giúp lại được các bạn, nhưng sẽ có ai đó khác giúp bạn.
Và hãy nhớ, đừng cố tình gây khó khăn cho một ai!
Cuộc sống còn dài,
còn bao việc phải lo toan suy nghĩ, nên chia sẻ cho nhau, vấn đề sẽ nhẹ
đi rất nhiều.
TSL 
|
Câu chuyện xưa về luật nhân quả: Chuyện về Ngộ Đạt
quốc sư
http://minhhue.net/news/17961-cau-chuyen-xua-ve-luat-nhan-qua-chuyen-ve-ngo-dat-quoc-su.html
[MINH HUỆ 21-1-2009] Thời Đường có một vị cao tăng là
Ngộ Đạt quốc sư. Khi
còn chưa hiển đạt và được phong làm quốc sư, có lần ông gặp một nhà sư đang
bị bệnh tại một ngôi chùa. Nhà sư ấy trên người đang bị lở loét, bốc mùi hôi
thối rất ghê, do vậy người ta ai cũng lo tránh cho xa. Chỉ có một mình Ngộ
Đạt thường thương xót lại chăm sóc cho ông ta, và bệnh tình của nhà sư cũng
đã dần dần khá lên. Sau này lúc chia tay, nhà sư cảm kích nói với ông:
“Sau này nếu như ông gặp nạn thì có thể tới Tứ Xuyên, Bành Châu, Cửu Lũng
Sơn tìm tôi. Trên núi đó có một đám cây tùng làm mốc đánh dấu chỗ tôi ở”.
Nói xong thì rời đi.Về sau, nhờ Đức hạnh cao thâm, Ngộ Đạt được Đường Ý
Tông cực kỳ tôn kính và phong làm quốc sư, đối với ông vô cùng sủng ái.
Nhưng một ngày nọ, trên đầu gối của Ngộ Đạt quốc sư tự nhiên mọc ra một vết
loét có hình mặt người, đầy đủ cả mắt mũi miệng. Mỗi lần lấy thức ăn nước
uống đút cho thì nó đều có thể mở miệng ra ăn uống hệt như người. Nhiều lần
Ngộ Đạt quốc sư thỉnh mời các vị danh y tới chữa trị nhưng tất cả đều bó tay.
Một ngày, Ngộ Đạt quốc sư đột nhiên nhớ lại lời dặn dò của vị tăng bệnh
lúc chia tay, nên bèn lên đường vào núi tìm kiếm. Cuối cùng vào lúc trời nhá
nhem tối, Ngộ Đạt quả nhiên tìm được mấy đám cây tùng cao vút tận mây. Còn
vị tăng kia đã đứng ở trước một cung điện lớn bằng vàng và ngọc bích huy
hoàng tráng lệ, chờ đợi ông. Vị tăng ấy ân cần tiếp đãi Ngộ Đạt quốc sư và
giữ ông ở lại đó.
Ngộ Đạt quốc sư bèn kể về căn bệnh kỳ quái và nỗi thống khổ của bản thân,
vị tăng kia nói với ông: “Không cần phải vội, ở dưới núi đá lởm chởm này
có dòng suối trong vắt, đợi đến sáng sớm ngày mai ông tới đó dùng nước suối
ấy rửa thì sẽ khỏi bệnh thôi”.
Bình minh ngày hôm sau, khi Ngộ Đạt quốc sư tới cạnh dòng suối trong vắt
ấy, đúng lúc đang muốn vốc nước để rửa đột nhiên nghe thấy vết loét mặt
người kia lại mở miệng kêu to: “Khoan hãy rửa đã! Ông có tri thức uyên
thâm, thông kim bác cổ, nhưng không biết là ông đã đọc câu chuyện về Viên
Áng và Triều Thác trong sách “Tây Hán thư”, hay chưa?”.
Ngộ Đạt quốc sư trả lời: “Đã từng đọc qua rồi!”.
Vết loét mặt người nói: “Nếu ông đã đọc rồi, tại sao không biết
chuyện Viên Áng giết Triều Thác chứ!
Kiếp trước ông chính là Viên Áng, còn
Triều Thác chính là ta. Lúc đó
bởi ông tâu lời sàm ngôn với Hoàng đế, hại ta
phải bị chém ngang lưng tại Đông Sơn. Mối thù sâu hận lớn này, ta suốt mấy
kiếp liền đều tìm kiếm cơ hội trả thù, nhưng vì suốt 10 kiếp ấy ông đều là
một vị cao tăng, vả lại giữ gìn giới luật nghiêm cẩn, khiến ta không có cơ
hội để báo thù. Lần này ông vì được Hoàng thượng quá sức sủng ái cho nên
tâm
danh lợi đã động, đạo đức có chỗ tổn khuyết cho nên ta có thể đến gần ông
tìm cách trả thù. Hiện nay nhờ có tôn giả Mông-già-nhược-già (hóa thân làm
vị tăng bị bệnh ngày trước) ban cho ta nước phép tam muội, giải thoát cho
ta. Thù xưa giữa chúng ta đến đó cũng đã được giải rồi!”.
Sau khi nghe xong, Ngộ Đạt quốc sư bất giác rùng mình kinh ngạc, vội vàng
vốc nước rửa ráy, lúc rửa cảm thấy đau đớn thấu xương và ngất xỉu. Sau khi
tỉnh lại ông thấy vết loét đã biến mất, quay đầu lại nhìn thì cung điện vàng
ngọc lộng lẫy kia cũng đã không còn dấu tích đâu nữa. Về sau Ngộ Đạt quốc sư
tu hành ngay tại chỗ này, từ đó trở đi không rời ngọn núi ấy nữa. Bộ kinh
“Tam muội thủy sám” nổi tiếng chính là do Ngộ Đạt quốc sư
truyền lại cho đời sau.
Một mối thù từ 10 kiếp trước, đến tận 10 kiếp sau, kẻ có tội tuy là cao
tăng, nhưng chỉ vì một niệm danh lợi khởi lên trong lòng, vẫn chạy không
thoát báo ứng nhân quả. Câu chuyện cổ chân thực này đã cho chúng ta một sự
cảnh tỉnh không nhỏ. Ai còn coi thường bất kỳ một ý niệm nào sinh ra? Ai còn
hoài nghi sự công bằng của luật nhân quả được nữa đây?
Bản tiếng Hán:
http://www.minghui.org/mh/articles/2009/1/21/193911.html
Bản tiếng Anh:
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2009/2/3/104512.html
Đăng ngày 30 – 06 – 2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho
sát hơn với nguyên bản 
|
Tiền và luật nhân quả
Đoàn Tuấn
Thế giới điện ảnh 02:16' PM - Thứ sáu, 26/06/2009
http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luan-Ly/Tien_va_luat_nhan_qua/
Thiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền.
Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự
bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt
đối không được sử dụng đồng tiền.Và kết cục số phận của hắn và
số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế
độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.
Kể lại câu chuyện đó với bạn đọc để người viết mong bạn đọc có dịp nhìn
đồng tiền từ một phía khác, cực đoan, phía không cần tiền. Để thấy rằng
không thể có một xã hội mà trong đó người dân không tiêu tiền. Và lúc này,
chúng ta đang sống trong một xã hội, đặc biệt là trong một thời điểm mà
người ta nói quá nhiều đến tiền.
Cách đây ít lâu, người viết bài này có dịp gặp bà Thu An- diễn viên điện
ảnh- trên đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Chuyện trò lan man về sức khỏe và
công việc. Bà kể chuyện sau khi đóng phim, có anh đạo diễn đến nhà trả tiền
đóng phim cho bà. Khi anh ta về, bà giở tiền ra đếm thì mới hay trong mỗi
tập đều bị rút lõi vài ba tờ. Bà đành phải cười buồn vì không biết truy tìm
thủ phạm ở đâu. Có bà đồng nghiệp an ủi: “Tôi cũng bị thế nhiều lần rồi.
Thôi thì, của đi thay người.” Người viết bài này chia sẻ, bà yên tâm,
nó lấy
của bà thì lúc khác, người khác sẽ lấy của nó. Bà cười hóm hỉnh, hãy đợi đấy,
thử xem. Rất lâu sau, người viết bài này được tin, cậu con trai người đạo
diễn đó bị mất xe máy. Gọi điện cho bà, giọng bà thảng thốt: Thế à? Sao khổ
thế? Tôi có mong chuyện này xảy ra đâu?- Bà thấy chưa,
ác giả ác báo. Nhân
quả nhãn tiền mà.
Lại một chuyện khác trong làng điện ảnh. Có ông đạo diễn nổi tiếng là
tham. Ăn chặn đủ thứ. Từ tiền kịch bản đến tiền diễn viên, tiền bối cảnh,
tiền quay phim… Anh ta mang tiền về nhà mình nhiều đến nỗi, có lần con anh
ta mở tủ, bị những cục tiền đổ ụp xuống đầu, xuống mặt. Song kết cục vẫn
thật buồn. Vợ anh ta bỗng mắc bệnh nan y. Còn cậu con trai bỗng sinh đổ đốn,
bỏ học, lêu lổng và xung khắc với bố, không bao giờ thèm nói chuyện với bố.
Giờ đã nghỉ hưu, mỗi khi gặp lại bạn bè, anh đều khuyên một câu, đừng bao
giờ để cho con cái biết mình có nhiều tiền! Thiên hạ còn bao nhiêu chuyện
khác liên quan đến luật nhân quả của đồng tiền. Luật nhân quả không chỉ liên
quan trực tiếp đến người gây ra nhân mà nó có một sự vận động vô hình nào đó,
ta không thể nhìn thấy được, song một lúc nào đó, nó giáng cái quả hết sức
khắc nghiệt đến chính những chỗ mà ta không ngờ nhất, đến chính những người
thân của ta. Người viết nhớ một câu của kinh Phật là trong tất cả mọi luật
của con người thì luật nhân quả là luật quan trọng nhất.
|
Nếu gặp may, đồng tiền đến với ta như một điều phúc. Nhưng giữ được đồng
tiền ấy lại liên quan đến một vấn đề khác. Ấy là cái đức, ân đức hay đạo đức.
Liệu ta có đủ đức để giữ được số tiền đó không? Nếu ta không đủ đức để giữ
được, thì số tiền đó, những đồng tiền đó, sẽ hiện nguyên hình mặt trái của
nó. Tức là nó sẽ biến thành quỷ thành ma. Nó sẽ làm khổ ta, tàn phá ta, đưa
lối dẫn đường ta vào hết lỗi này sang tội khác. Và chỉ có cái chết may ra
mới làm ta hết đau khổ.
Dư luận xì xào về cô diễn viên nào đó nay đi xe này, mai thay xe khác. Cô
ấy đi ra ngoài có vẻ vung vinh. Nhưng ai biết cô ấy những lúc trong tay các
đại gia, đã như súc thịt, như đồ chơi, không hơn không kém. Rồi những lúc bẽ
bàng, chán xe, chán tiền, chán tất cả. Nhiều tấm gương đồng nghiệp đi trước,
và xung quanh, cô thấy đời mình kết thúc sao mà sớm vậy.
Đồng tiền đến với ta một cách dễ dàng cũng đi khỏi ta một cách tương tự. Không tin, bạn hãy thử kiểm nghiệm đời mình. Khi vận tốt đến, bạn có thể
giành được phần thắng trong cuộc chơi không công bằng. Nhưng khi vận xấu
đến, bạn sẽ âm thầm trả giá. Lúc đó, nằm một mình vắt tay lên trán, ngẫm
lại, bạn mới biết sợ cái bí ẩn của quy luật cuộc đời.
Tôn giáo dạy chúng ta nên biết ăn năn, hối cải. Luật pháp ngăn chúng ta
không làm điều xấu. Ta có thể đi nhà thờ xưng tội hay vào chùa cầu tai qua
nạn khỏi. Và luật pháp có thể không chạm đến ta. Song có một thứ luật mà
Chúa hay Phật cũng đều tuân theo, một thứ luật vô hình giúp ta tin và hy
vọng vào cuộc sống. Đó là luật Nhân Quả.
Đối xử với đồng tiền một cách đúng
mực bạn sẽ có tình yêu và hạnh phúc.
|
http://vnthuquan.net/DIENDAN/tm.aspx?m=613873
LUẬT NHÂN QUẢ
|
Nhân
quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên
nhiên (natural law) ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân
quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cố với nhau qua không gian và
thời gian.
Ta khó có thể thay đổi nhân ở quá khứ, nhưng điều dễ làm là thay đổi duyên ở
hiện tại để quả dữ khó có thể biểu hiện được. Ở thế giới vật chất, duyên
lành là bạn tốt, nơi chốn yên tịnh (chùa, tu viện, thiền đường, học đường...).
Ở thế giới tâm lý, duyên lành là ý muốn học hỏi, trau dồi trí tuệ, cố giữ
lòng nhân từ, bác ái và tha thứ. Gần duyên lành thì quả xấu khó thể hiện
hoặc thể hiện một cách yếu ớt hơn.
Nếu ta còn giữ tâm tham, sân, si làm nhân và nuôi dưỡng những tư tưởng tham,
sân, si (ác duyên) thì không bao giờ biến đổi được cuộc sống hay xã hội một
cách tốt lành được (quả). Cảnh lúc nào cũng hiện theo tâm. Người mang tâm
xấu lên thiên đàng sớm muộn gì cũng biến cảnh thiên đàng thành địa ngục.
Hiểu được nhân – quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta
và giúp ta làm chủ lấy cuộc đời. Không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê
tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bấp bênh.
Hiểu được nhân quả giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi và một quan
niệm sống vững chac trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
Luật nhân quả rất đơn giản, nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân
lành. Thí dụ như khi ta nuôi dưỡng một ý nghĩ hận thù thì ta không thể vui
cười hồn nhiên được.
Khi ta gạt gẫm người khác thì tối về ngủ không yên giấc vì sợ bị phát hiện.
Khi ta gieo hạt lúa thì không bao giờ được cây cổ thụ. Khi con người bắt đầu
hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phần sức mạnh của những vị thần
linh.
Họ bắt đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh của họ từ tay
các vị thần. Hiểu và tin được luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh
(spiritual revolution) vì sự nhận thức đó sẽ phá tan gông cùm của sự mê tín
và giúp con người làm chủ được cuộc sống của họ.
|
Luật nhân quả là có thật
Có ai tin là có luật nhân quả chưa? Nếu ai đó chưa tin, thì xin hãy bắt đầu tin đi ạ, vì tôi cũng là một minh chứng
... hãy tin trên đời sẽ có sự quả báo, như bố tôi, như cô kia
... để đừng phạm sai lầm và tạo nghiệp chướng cho mình
Cháu ích kỷ lắm và cháu cũng chưa biết đến luật nhân quả
Xin tặng các bạn một câu trong luật nhân quả của kinh nhà Phật:
Tôi là người tin vào luật nhân quả, nghiệp báo
Tôitin thuyết nhân quả và đức năng thắng số.
Gieo nhân nào sẽ nhận quả ấy, gieo gió thì gặp bão
Các chị có nghĩ rằng mình cũng đang bị quả báo đó chăng?
Mọi chuyện buồn đã qua, tôi không thù hận ... bởi tất cả đều có nhân quả, và để tâm hồn mình được thoải mái.
|
Mọi việc xảy ra trong cuộc sống
đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể.
lýgiảinàochohiệntương?vnvx&tdht
Giải mã hiện tượng 'bàn tay lạ'
Tôi đã sai lầm khi hết lòng vì ... (04/02)
Tôi không tin có quả báo nhưng...
Những gì cho đi hôm nay sẽ nhận được ở ngày mai.
...tưởng rằng hạnh phúc sẽ đến
Cứu người, cô gái bị hủy hoại nhan sắc
"Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để
thay cường bạo,
|
|
www.vatgia.com/hoidap/4445/109054/co-luat-nhan-qua-hay-khong.html
Có luật nhân quả hay không?
các bạn có tin vào luật nhân quả ko?có tin là có quả báo không?
Danh sách trả lời (7)
Sắp xếp theo:
Cũ nhất đến mới nhất |
Mới nhất đến cũ nhất |
Trả lời hay nhất |
Trả lời có ích nhất
Khi bạn đề cập đến "luật nhân quả" nghiễm nhiên bạn phải thừa nhận
có "kiếp trước và kiếp sau" cũng giống như định nghĩa 1 tập số trên
1 trường số thì tập số đó phải thoả mãn những tính chất của trường
số đó. "Luật nhân quả" không chỉ trói buộc trong 1 kiếp sống theo "quan
niệm duy tâm".
Đứng về mặt khoa học, thì "quan điểm duy tâm" cũng là 1 "học thuyết
triết học" có cái có thể lí giải và có cái không thể lí giải, vì
muốn lí giải phải có quá trình "dịch" từ tư tưởng của người xưa đưa
về thời hiện đại cho phù hợp để mà hiểu, để mà xem xét đúng sai.
Nhưng mấy ai quan tâm đến những cái cũ, có những cái đi 1 vóng
nghiên cứu cũng chuyển về các định luật vật lí - tiến hóa do các nhà
khoa học đã chứng minh, cho nên xã hội hiện đại không ai còn quan
tâm để đi "dịch" lại những gì "mơ hồ không cần thiết", thay vào đó
đầu tư vào tìm kiếm những cái mới.
Ví dụ như phong thủy, trước đây người ta lên án là mê tín dị đoan,
nhưng đến khi nghiên cứu hiểu được mấu chốt vấn đề, thì người ta lại
xem là môn khoa học, vì nó chỉ ra cách sắp xếp đồ đạt trang trí nội
thất hài hòa giữa người - nhà cửa - tự nhiên (gió, nước, ánh sáng,
trường điện từ của trái đất .... mà người xưa gọi là Kim - Mộc -
Thủy - Hỏa - Thổ). Chính vì lẽ đó, tử vi - nhân tướng học cũng đang
dần được thừa nhận, có khoa đào tạo - nghiên cứu chuyên sâu ở 1 số
nước. Thậm chí trong khoa học hình sự - tội phạm học vẫn phải áp
dụng chút ít kiến thức "nhân tướng học" để phân loại đối tượng và
đánh tâm lý cho tội phạm "cung khai". Nên nhiều người thắc mắc sao
cành sát tài thế, tụi tinh báo giỏi thế, trong đám đông vẫn phân
biệt được tôi phạm còn hay hơn "thầy bói", được trang bị tận răng về
nghiệp vụ làm sao không giỏi không tài cho được.
Cho nên, khi đã chấp nhận "có kiếp trước kiếp sau" thì "luật nhân
quả" mới tồn tại. Những bi kịch hay những câu chuyện bạn các bạn đưa
ra mà các bạn không thấy sự tồn tài của "luật nhân quả" mình sẽ gói
gọn trong vài câu Kinh thế này :
" Người làm phước có khi mắc nạn,
Kẻ lăng loàn đặng mạng giàu sang.
Ấy là nợ trước còn mang,
Duyên xưa chưa dứt còn đang thưởng đền."
(Ai có thắc mắc về "kiếp trước, kiếp sau", mình sẽ chia sẻ nhận định
của cá nhân, dưới con mắt nhìn cùa khoa học dưa trên học thuyết tiến
hóa - di truyền và phân tử rõ ràng, không hề dị đoan mê tín; ở topic
khác ở topic này thì hơi ngoài lề).
Có lẽ các bạn sẽ còn hồ nghi, mình sẽ đi sâu vào phân tích "Luật
nhân quả" trong 1 kiếp sống. Một người xấu tính (ích kỉ - độc ác),
những hành động người đó có thể trả giá tức khắc hay có thể chưa trả
giá. Những tính xấu đó vẫn nghiễm nhiên tồn tại trong con người đó (ích
kỉ - độc ác), họ cũng sẽ con cái và những thế hệ sau bên cạnh họ (nếu
độc thân), thế hệ sau sẽ thừa hưởng sự di truyền và cũng sống trong
môi trường của sự ích kỉ - độc ác, hiển nhiên không phải đứa trẻ nào
cũng miễn nhiễm những thói xâu đó, tính ich kỉ - độc ác sẽ biến
chúng cư xử ích kỉ - độc ác ngay cả với người thân của mình (cụ thể
cha mẹ chúng vì tiếp xúc và gắn bó nhất mà). Đó là họ đang trả giá
mà không hề hay biết, rồi sẽ có hàng loạt câu chuyện về những đứa
con bất hiếu, hay những đứa con hư hỏng ngỗ nghịch phạm pháp bất trị.
Chúng có thể trả trực tiếp trên chính người sinh thành ra chúng, hay
trả gián tiếp qua xã hội, làm cho cha mẹ phải đau khổ vì con cái
(con cái đi tù, con cái chịu án tử hình, con cái nhân duyên trắc trở
....) khi đó mới thấm thía nỗi đau, nhiều khi đau cũng chẳng nhìn
thấy cái nhân ích kỉ độc ác mình gieo trong tâm tường - lối sống của
mình nó "tác hại ngầm" đến như thế.
Đơn cử thêm 1 phân tích "Cha ăn mặn con khát nước", khi 1 người cha
trăng hoa lừa tình dụ dỗ biết bao phụ nữ, có thể may mắn cho anh ta
không phải trả giá ngay chính anh ta, nhưng con cái anh ta sẽ hấp
thụ cái tình đó, phóng khoáng trong tình dục, hiển nhiên con gái có
thể sẽ bị "trai dụ dỗ" hư hỏng cuộc đời, hay con trai có thể hận cha
mình suốt đời "thù ghét luôn đàn bà" những kẻ phá hoại gia đình mình,
hay con trai cũng như bố nhưng lại phải trả giá vì đâu phải thời nào
cũng lừa được phụ nữ, gặp trúng phụ nữ thứ thiệt là thành thái giám
hay ăn axit cũng không chừng .... (không thể liệt kê hết).
Tóm lại, muốn kết luận có hay không, phải trải qua quá trình chiêm
nghiệm nhiều mặt của cuộc sống, vì không phải cái gì cũng phơi bày
lồ lộ như thuốc lá lề đường. Những gì người xưa đúc kết, nó điều có
nguyên nhân và có thực tế để làm luận chứng, nhưng nó có còn phù hợp
không? Phù hợp đến chừng mực nào thì phải xem xét hình thái xã hội
hiện tại ra sao, phát triển cỡ nào?
Ngày gửi: 06/06/2009 - 10:41
|
Bạn được cộng 10 điểm cho trả lời
này
Đây là câu hỏi có tính triết lý tương tự như quả trứng
có trước hay con gà có trước.
Nhân quả là hiện tượng tự nhiên thông thường trong thế
giới vĩ mô, nghĩa là bất cứ sự vật hiện tượng nào đang
tồn tại đều có nguyên nhân của nó, từ đó người ta mới
quy chiếu ngược thời gian đến tận nguyên nhân đầu tiên.
Phù hợp với nguyên nhân đầu tiên đó, lý thuyết Bigbang
về sự khai sinh ra vũ trụ được rất nhiều nhà khoa học và
nhà thần học ủng hộ, cũng ngần ấy người chống đối lại
thuyết này.
Trong khi đó ở thế giới vi mô (kích thước dưới nguyên tử)
thì không kiểm chứng được luật nhân quả theo nguyên lý
bất định của Heisenberg.
Nó vòng vo để bạn thấy luật nhân quả không phải là sản
phẩm của tôn giáo mà là quy luật tự nhiên, nó bất chấp
có tôn giáo hay không, có con người hay không.
Con người sống trong vũ trụ phải tuân theo những quy
luật của tự nhiên.
có thể các câu truyện mà các bạn kể ko phải sẽ ko xảy ra
quy luật này mà có thể nó sẽ xảy ra với con cháu của họ
thì sao.....hãy tin để sống cho thật tốt bạn nhé !:mi24:
Các bạc có thể xem rõ hơn về các quy luật tự nhiên trong
cuốn sách "Nguồn Gốc" của TS Trịnh Xuân Thuận, NXB Trẻ
|
Luật nhân quả
Ông tôi buồn, vì cậu con trai "đích tôn" của ông
không chịu gần gũi, xoa bóp cho ông khi nhà chưa kịp thuê người đấm
bóp. Ông nói cậu cứ đi đâu hoài, không chăm sóc cho ông, không gần
gũi ông.
Ông tôi đang trong cơn bạo bệnh, thời kỳ cuối của
căn bệnh ung thư. Chắc không còn lâu nữa đâu...
Các bà tôi nói, ngày trước khi ông cố của tôi, tức
ba của ông tôi, cũng bị ung thư và nằm trong bệnh viện, mỗi người
con thay phiên nhau vào ngủ với ông vài đêm.
Ông tôi là người duy
nhất không ngủ lại với ông cố. Ông nói rằng ngủ nơi lạ khó lắm,
không ngủ được. Đến khi ông cố tôi mất, ông vẫn chưa hề một đêm chăm
sóc cha mình.
Đến khi bà cố của tôi bị bệnh và lưu lại nhà
thương, ông tôi cũng không hề qua thăm. Chỉ khi bà cố về nhà, ông
mới qua thăm hỏi. Mà ông tôi ở rất gần nhà bà cố, mất 10 phút chạy
xe máy.
Vậy, tôi có thể thấy rõ luật nhân quả rồi. Nhưng
nghĩ xa hơn, đó là bài học cho tôi, cho mọi người thật sự quan tâm
trong việc giáo dục con cái về sau.
Cậu tôi được chăm sóc như trứng mỏng từ nhỏ đến
giờ, chuyện trong nhà một tay mẹ lo, cậu không biết làm gì ngoài
việc đi học, đi làm. Rồi cậu tôi lấy vợ, một tay bà tôi và mợ tôi
gánh, cậu chỉ việc thấy có vợ bên cạnh mà thôi. Ngày ông tôi bị bệnh
nằm nhà thương, tôi hỏi cậu nhà thương nào, phòng nào, tình hình ông
ra sao... thì cậu chần chừ và nói rằng hỏi má cậu cho chắc vì cậu
không biết.
Vậy, trong đầu cậu biết những gì? Làm sao ông
trách cậu được khi từ nhỏ đến giờ cậu tôi chưa hề thấy được cảnh ông
tôi chăm sóc cho cha mẹ mình, cậu tôi chưa phải tận tay chăm sóc ai,
vậy làm sao cậu có kinh nghiệm hay ý thức về việc chăm sóc chính cha
mình.
Tôi cứ nghĩ, do cha mẹ yêu thương con và chiều con
quá, làm mọi thứ cho con mà không nghĩ là đang làm hư con mình. Bây
giờ ông trách cậu mà như trách mình, mọi chuyện do ông mà ra. Mà ông
không còn lâu nữa hiện hữu bên cậu, vậy khi ông mất đi, cậu tôi sẽ
mất đi một người đã chăm sóc cho mình, giờ chỉ còn mẹ. Mà rồi cậu có
biết đường mà chăm bà không? hay mọi sự nhờ vợ mình.
lmhuong
Chia sẻ những vui buồn, cảm xúc...
về cuộc sống của bạn tại
doisong@vnexpress.net. Vui lòng gửi bằng file word, tên
file không dấu 
|
Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn
từ một lý do cụ thể.
Triết gia Aristote đã khẳng định rằng thế giới chúng ta đang sống
được chi phối hoàn toàn bằng những quy luật chứ không phải bằng định
mệnh may rủi. Theo ống, mọi sự việc xảy ra đều có lý do cụ thể và
mọi hành động đều phản ảnh một loại kết quả nào đó bất kể nhận thức
hay mong muốn của chúng ta.
Đây là một quy luật vô cùng quan trọng, là “ quy luật bất
biến” của tư tưởng và triết học Tây phương. Tìm kiếm không
ngừng về chân lý và các mối quan hệ nhân quả trong các sự việc
đã làm Tây phương phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật, y
học, triết học và thậm chí chiến tranh trong hơn hai ngàn năm
qua. Ngày nay, quy luật này đang là tâm điểm thúc đẩy những tiến
bộ công nghệ làm thay đổi cả thế giới một cách rõ rệt.
Quy luật này cho rằng thành tựu, của cải, hạnh phúc, sự thịnh
vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh
đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc là kết quả của những
hành động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được
thành quả như mong muốn nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng.
Nếu nổ lực tìm hiểu và học hỏi sự thành công từ những người đi
trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công như họ.
Thành công không phải là ngẫu nhiên
Thành công không đến với bạn một cách tình cờ măy mắn hay như
một phép nhiệm màu. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, dù là
tốt đẹp hoặc không như mong muốn, dù tích cực hoặc tiêu cực.
Isaac Newton nhận định: “ Bất kỳ hành động nào cũng dẫn đến
một phản ứng tác động ngược lại với mức độ tương đương”.
Còn đối với chúng ta, cách diễn đạt chúng nhất cho quy luật này
là : “ Tư duy là nguyên nhân, còn điều kiện là
kết quả”.
Nói cách khác, tư duy là sức mạnh mang tính sáng tạo quan trọng
nhất trong cuộc sống. Bạn xây dựng toàn bột hế giới của mình
theo cách bạn suy nghĩ và đặt vấn đề về cuộc sống. Giá trị, ý
nghĩa của con người, sự việc và tình huống xảy ra xung quanh đều
phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn. Chính vì vậy, khi bạn thay đổi
suy nghĩ cũng có nghĩa là bạn thay đổi cuộc đời mình,
đôi khi sự
thay đổi này chỉ diễn ra trong thoáng chốc.
Nguyên tắc quan trọng nhất để thành công chỉ gói gọn trong một
câu đơn giản: bạn nghĩ mình như thế nào thì bạn sẽ trở nên như
thế. Điều này hầu như chính xác trong mọi trường hợp. Rõ ràng,
không phải những gì xảy ra với bạn mà
chính cách bạn suy nghĩ về
những gì xảy ra sẽ quyết định
cách phản ứng hay cảm nhận của bạn.
Không phải thế giới bên ngoài quyết định điều kiện hay hoàn cảnh
sống, mà chính thế giới nội tâm mới là yếu tố tạo ra hoàn cảnh
cuộc đời.
Bạn có quyền chọn lựa cuộc đời mình
Quyền tự do lớn nhất của con người là quyền được lựa chọn cuộc
sống. Không ai đủ quyền năng buộc bạn phải suy nghĩ, cảm nhận
hay hành động theo cách mà bạn không mong muốn. Mọi cảm xúc và
cách cư xử của bạn hoàn toàn bắt nguồn từ cách bạn suy nghĩ,
nhận thức về thế giới xung quanh và về những gì đang xảy ra.
Tiến sĩ Martin Seligman của Đại Học Pennsylvania gọi cách phản
ứng này là : “ phong cách diễn giải” – cách bạn diễn đạt
hay giải thích sự việc xảy ra. Phong cách diễn giải này nằm
trong tầm kiểm soát của bạn và có thể đạt được thông qua quá
trình học hỏi. Bạn có thể diễn giải sự việc theo cách khiến bản
thân thấy vui vẻ và lạc quan thay vì tức giận và thất vọng. Bạn
có thể quyết định phản ứng mang tính xây dựng và tích cực thay
vì bi quan, yếm thế. Tất cả tùy thuộc vào bạn.
Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động
nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một
tin tốt lành, bạn lập tức có thái độ hân hoan vui vẻ, lạc quan.
Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay lập tức bạn sẽ trở nên
khó chịu, buồn phiền và nóng nảy, ngay cả khi đó là tin không
chính xác hay sai sự thật. Như vậy, cách bạn diễn giải sự việc
cho bản thân sẽ quyết định phần lớn cách phản ứng của bạn.
Bốn quy luật cơ bản
Bốn quy luật cơ bản là Quy Luật Niềm Tin;
Quy Luật Kỳ Vọng;
Quy
Luật Hấp Dẫn; Quy Luật Tương Thích.
Chúng là những quy luật phụ bắt nguồn trực tiếp từ luật Nhân Quả
và làm nền tảng cơ bản cho tất cả các quy luật trong cuốn sách
này cũng như cho những gì chúng ta đang trải nghiệm. Hạnh phúc
trong cuộc sống và thành công trong kinh doanh đều xuất phát từ
việc bạn hiểu biết và chúng sống hài hòa với bốn quy luật này.
Brian Tracy
Written by :
|
|
www.diendan.eva.vn/cac-eva-co-tin-vao-luat-nhan-qua-khong-t194138.html |
 |
Sơ sinh Thành viên thứ: 146380
|
Tham gia ngày: 06.09.2010
Bài gửi: 21
Điểm: 103
|
các eva có tin vào luật nhân quả không ?
minhg chẳng biết nhận quả thật không nhưng sao
những người bội bạc mình thấy họ sống rất tốt,còn người chung
thủy chẳng thấy gặp người tốt[RIGHT][B]Nguồn[/B]:
Diendan.Eva.Vn[/RIGHT].
|
Sơ sinh
Thành viên thứ: 151364
|
Tham gia ngày: 05.10.2010
Bài gửi: 17
Điểm: 36
|
mình cũng nghĩ giống bạn vậy đó. sống tốt hay bị lợi dụng.
nhưng mình cũng may mắn có được vài người bạn thân |
|
 |
Hoa khôi
Thành viên thứ: 48369
|
Tham gia ngày: 18.01.2009
Nghề nghiệp: Lượm, nhặt....
Bài gửi: 4,848
Điểm: 578
|
|
Tớ thì tớ k tin, vì giống như bạn nói,
đầy cô gái chẳng ra gì, thay người yêu như thay áo, bắt
cả ba bốn tay, nhưng họ có sắc đẹp, họ có tiền, họ sống
có nghệ thuật, họ vẫn sống rất bình thản, gặp được người
tốt, có sao đâu
Nhưng quan trọng là mình có dám liều đặt mình vào trò
hên xui đó k thôi..... |
 |
Tập đi
Thành viên thứ: 21877
|
Tham gia ngày: 16.10.2008
Bài gửi: 424
Điểm: 266
|
Mấy
người ở ác cứ sống nhan nhản ra đó đấy...!!! mà sống dai nữa
chứ, nhân với chả quả... chắc phải ở ác thì mới sống dai
được! |
|
|
|
|
|
|
|
Luật Nhân Quả
Hỏi:
Luật nhân quả rất
công bằng, ai làm thì người đó chịu. Vậy sao trên đời này chẳng
thấy có cái gì là công bằng cả.
Ví dụ: như người siêng
năng học tập không chơi bời mà khi kết quả thi thì cứ thấp hơn
những người chơi nhiều học ít. Tại sao vậy?
Đáp: Luật nhân quả rất
công bằng, ai làm thì người đó chịu, nhưng chúng ta
phải có đủ
trí tuệ quán xét, chứ không nhìn một cách thông thường mà thấy
được sự công bằng ấy.
Ví dụ: như người siêng
năng học tập không chơi bời mà khi kết quả thi thì cứ thấp hơn
những người chơi nhiều học ít. Nếu nhìn thông thường thì chúng
ta thấy luật nhân quả không công bằng, còn chúng ta nhìn suốt lý
nhân quả thì mới thấy luật nhân quả không bỏ sót một hành động
thiện ác nào mà ta đã tạo nhân trong hiện tại cũng như trong quá
khứ. Cho nên luật nhân quả gồm có nhiều góc độ nhìn:
- Thứ nhất nhân hiện tại
quả hiện tại.
- Thứ hai nhân quá khứ quả
hiện tại.
- Thứ ba nhân hiện tại quả
tuơng lai.
- Thứ tư nhân người này
quả người khác chịu do chùm nhân quả.
Ví dụ trên về người sinh
viên thì phải nhìn nhân quá khứ, quả hiện tại, thì mới thấy luật
nhân quả công bằng, còn nhìn nhân hiện tại, quả hiện tại thì
luật nhân quả không công bằng, đó là nhìn sai. Thường mọi người
chỉ nhìn thấy nhân hiện tại, quả hiện tại, chứ không chịu thấy
những nhân quả ở các góc độ khác nhau, vì vậy đôi khi thấy nhân
quả không công bằng.
Ví dụ: Như một người ăn
cắp mà không bị bắt quả tang tại trận, không bị đánh đập, không
bị tù tội thì cho đó là nhân quả không công bằng. Như vậy là cái
nhìn nhân quả không đúng, chứ không phải nhân quả không công
bằng. Luật nhân quả có sự chuyển biến thay đổi theo từng sát na,
từng giây, từng phút không để một kẻ nhỏ của thời gian thiếu
công bằng. Nếu một hành động thiện vừa làm là có sự thay đổi
nghiệp quả ngay liền chuyển biến sự đau khổ của người làm thiện.
Thiện ở đây có ba nơi xuất phát:
1- Thân hành thiện
2- Khẩu hành thiện
3- Ý hành thiện
Chỉ một ý hành thiện vừa
khởi là chúng ta cũng cảm thấy quả khổ tiêu tan ngay liền.
Ví dụ 1: Một người đang
tức giận bị người khác mắng chửi, họ chỉ cần khởi niệm: “Đời
trước ta đã gieo nhân này nên ngày nay ta phải trả hoặc người
này là người đáng thương họ đang tạo nhân quả ác”. Khi nghĩ như
vậy ngay liền là họ hết khổ. Phải biết, đang tức giận là đang
trả quả ác (khổ), đang chửi mắng là đang tạo nhân ác.
Ví dụ 2: Khi ta vừa khởi
niệm người ấy xấu ác là nhân thì ngay đó liền có quả ta phiền
não và đau khổ.
Cho nên phải quán xét
trong nhiều góc độ khác nhau thì ta mới thấy luật nhân quả công
bằng, và công bằng tuyệt đối, do công bằng tuyệt đối nên không
sai một hào ly, vì không sai một hào ly, nên người nào không đủ
trí tuệ quán xét tế nhị thì không thấu rõ, vì vậy cho rằng luật
nhân quả không công bằng.
Ví dụ: như người siêng
năng học tập không chơi bời mà khi kết quả thi thì cứ thấp hơn
những người chơi nhiều học ít. Là vì người học sinh ấy học hành
không có phương pháp nên học nhiều mà không nhớ (nhân), do đó
kết quả thi thì cứ điểm thấp (quả hiện tại), Còn người học ít
nhưng lại học có phương pháp nên nhớ không quên (nhân hiện tại),
do đó kết quả thi thì điểm cao (quả hiện tại) Vì công bằng cho
nên luật nhân quả không phải chỉ có ở góc độ nhân quả hiện tại
mà còn ở nhiều góc độ khác nữa khi nào các con học đạo đức nhân
bản – nhân quả thì các bạn sẽ hiểu rõ hơn nhiều về sự công bằng
của luật nhân quả.
Các con cứ thử nghĩ xem:
luật nhân quả chi phối điều hành khắp vũ trụ này, nếu chỉ một
sát na không công bằng thì vũ trụ này sẽ đổ nhào và không còn
trật tự, tất cả vạn vật đều bị rối lọan và bị tiêu diệt
Với đôi mắt và trí óc phàm
phu người ta không thể nào nhìn thấu suốt quy luật họat động của
nhân quả, vì thế người này thấy góc độ này, người kia thấy góc
độ khác, chứ chẳng bao giờ thấy tòan diện.
(Trích Đường Về Xứ Phật
tập I)
Mời
các bạn đọc tiếp
http://metintrongphatgiao.blogspot.com/2010/10/qua-bao-co-hay-khong.html
|
|
|
Có luật nhân quả hay không nữa
Chào tất cả mọi người. Không biết câu chuyện trên thế nào nhưng tôi nghĩ nó có đúng không nữa. Ba tôi là người con tốt nhất trong gia đình mà tôi từng biết trong những người con của ông bà tôi. Ông bà nội ở cùng gia đình tôi. Cha mẹ tôi và anh chị em tôi đều chăm sóc ông bà tôi một cách rất chu đáo. Tất cả những việc lớn đến việc nhỏ, như tôi luôn luôn trò chuyện cùng ông bà và nhiều việc khác nữa . Thế mà ông trời không phù hộ cho gia đình tôi mà luôn luôn gây áp lực cho gia đình tôi, khổ nhất là cha tôi chịu nhiều đắng cay trong gia đình ,anh chị em của cha tôi đối xử không tốt với cha tôi. Nhiều lúc nghĩ lại mà tôi thấy thật là tội nghiệp cho cha mình, có thể vì thế mà ông trời đã không muốn cha tôi phải khổ thêm nữa nên đưa cha tôi rời xa mẹ con tôi rồi. Bây giờ tôi đang khóc .Nếu có luật nhân quả sao không để cha tôi được sống để tôi có thể chăm sóc cha như cha tôi đã từng làm với ông tôi vậy. Ông trời thật không công bằng tí nào hết,
( Thạch )